Chương 8 – Pippi liên hoan Chia tay

Sáng hôm sau, khi vào Biệt thự Bát nháo theo lối cửa bếp, Thomas và Annika nghe trong nhà tiếng ngáy vang lên như sấm rền. Thuyền trưởng Tất dài còn đang say giấc. Pippi đứng trên sàn bếp thể dục buổi sáng. Nó đang lộn vòng thứ mười lăm thì Thomas và Annika xuất hiện, khiến nó phải dừng lại.
“Phải, bây giờ tương lai của tớ đã được đảm bảo,” Pippi nói, “tớ sẽ trở thành công chúa của người da đen. Tớ sẽ làm công chúa nửa năm, nửa năm còn lại sẽ chu du khắp các đại dương trên con thuyền buồm Hoppetosse. Bố tớ bảo nếu ông lãnh đạo các thần dân da đen của mình chu đáo trong nửa năm đầu, thì nửa năm sau họ đủ khả năng tự lực mà không cần có ông. Vì các cậu biết không, một con gấu biển già như bố lâu lâu cũng cần cảm thấy sàn tàu thuỷ dưới chân mình. Hơn nữa bố cũng còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ tớ. Một khi tớ cần phải trở thành một cướp biển siêu quần, thì thật không phải nếu tớ cứ sống mãi cuộc sống nơi cung đình . Chỉ tổ làm con người ta yếu mềm đi, bố tớ nói thế.”
“Thế cậu không bao giờ trở lại Biệt thự Bát nháo nữa à?” Thomas hỏi, giọng rụt rè.
“Có chứ, khi nào bố con tớ nghỉ hưu.” Pippi đáp. “Độ khoảng năm mươi, sáu mươi năm nữa. Lúc đó bọn mình sẽ chơi đùa thoải mái.”
Câu trả lời không an ủi nổi cả Thomas lẫn Annika.
“Các cậu thử hình dung xem… Công chúa của người da đen nhé” Pippi mơ màng nói. ” Làm gì có nhiều trẻ em được trở thành công chúa! Và tớ sẽ diện sang phải biết! Cả hai tai tớ đều đeo khuyên, và mũi đeo một cái khuyên còn to hơn nữa kia.”
“Ngoài ra cậu còn diện gì nữa?” Annika hỏi.
“Không gì nữa,” Pippi đáp.” Không một tí gì nữa! Nhưng tớ sẽ có một người hầu riêng, và sáng nào ông này cũng đánh bóng cả người tớ bằng kem đánh giày. Để tớ cũng đen bóng như những người khác. Tối nào tớ cũng xếp tớ cùng các đôi giày sẵn ngoài cửa để chờ được đánh bóng.”
Thomas và Annika cố hình dung Pippi lúc đó trông sẽ như thế nào.
“Cậu nghĩ là nước da đen sẽ hợp với mái tóc đỏ của cậu sao?” Annika ngờ vực hỏi.
“Để rồi sẽ xem. Nếu không thì tớ sẽ nhuộm tóc màu xanh lá cây, dễ thôi mà.” Pippi thốt lên đầy say sưa. “Công chúa Pippilotta! Cuộc sống mới thú vị làm sao! Mới huy hoàng làm sao! Và tớ sẽ nhảy múa bằng thích. Công chúa Pippilotta nhảy múa trong ánh lửa trại và tiếng trống rộn ràng. Các cậu cứ thử hình dung những chiếc khuyên tai sẽ va vào nhau xủng xoẻng ra sao.”
“Thế bao… bao… bao giờ cậu đi?” Thomas hỏi, giọng nghe khàn hơn.
“Ngày mai tàu Hoppetosse sẽ nhổ neo,” Pippi đáp.
Cả ba đứa cứ thế đứng lặng hồi lâu.

Đọc tiếp Chương 8 – Pippi liên hoan Chia tay

Chương 9 – Pippi lên Tàu biển

Pippi khoá cửa Biệt thự Bát nháo thật cẩn thận và treo chìa khoá lên cái đinh cạnh cửa. Sau đó nó

nhấc con ngựa từ hàng hiên xuống đất – đây là lần cuối cùng nó nhấc con ngựa từ hàng hiên xuống

đất! Ông Nilsson đã ngồi chễm chệ trên vai cô chủ, dáng vẻ trịnh trọng. Hẳn con khỉ cũng hiểu rằng

một sự kiện đặc biệt đang diễn ra.

“Thế, chắc là xong cả rồi nhỉ,” Pippi nói.

Thomas và Annika gật đầu. Phải, tất cả thế là xong.

“Còn sớm,” Pippi tiếp, “bọn mình đi bộ cho thời gian kéo dài thêm một tí đi.”

Thomas và Annika gật đầu, nhưng không nói gì. Rồi chúng lên đường tới thị trấn. Ra bến cảng. Đến

chỗ con tàu Hoppetosse. Con ngựa lẽo đẽo theo sau.

Pippi ngoái nhìn Biệt thự Bát nháo.

“Một căn nhà dễ thương,” nó nói, “không có bọ chét, lại dễ chịu về mọi mặt. Và có lẽ nó hơn tất cả

những túp lều đất sét mà từ nay tớ sẽ đến ở.”

Thomas và Annika chẳng nói chẳng rằng.

“Nếu trong lều đất sét của tớ nhiều bọ chét đến kinh khủng,” Pippi tiếp, “thì tớ sẽ thuần hoá chúng,

cho chúng vào một vỏ bao thuốc lá, và tối tối sẽ chơi trò Đôi cuối cùng ra mau! Tớ sẽ thắt quanh

chân chúng những cái nơ xinh xinh. Đôi bọ chét nào trung thành và quyến luyến nhất sẽ được tớ đặt

tên là Thomas và Annika, đêm đêm sẽ được ngủ chung giường với tớ.”

Ngay điều đó cũng không khiến nổi Thomas và Annika mở miệng.

“Cái quái gì đang xảy ra với các cậu vậy hả?” Pippi phát cáu, kêu lên.

“Tớ chỉ muốn nói để các cậu biết rằng im lặng lâu sẽ nguy hiểm biết chừng nào. Cái lưỡi sẽ héo úa đi

nếu không được sử dụng đến. Ngày xưa tớ biết một bác thợ đốt lò ở Cancutta, bác ta lúc nào cũng im

lặng. Nhưng rồi cái gì phải đến cuối cùng sẽ đến. Bác ta muốn nói với tớ: „Tạm biệt Pippi yêu quý,

chúc lên đường may mắn, xin cảm ơn về thời gian đẹp đẽ vừa qua!‟ Các cậu có thể hình dung điều gì

đã xảy ra không hả? Thoạt đầu bác ta nhăn nhó cả mặt mũi trông đến khiếp, vì các xương quai hàm

đã gỉ sét cả rồi, tớ phải lấy dầu máy khâu ra bôi trơn cho bác ta. Nhưng bác ta vẫn chỉ có thể ú ớ: „U

buj uje muj!‟ Tớ bèn nhòm vào trong mồm bác ta, các cậu thử tưởng tượng xem, lưỡi bác ta không

khác gì một cái lá héo, và từ đó cho đến lúc chết bác ta chỉ còn nói được mỗi câu: „U buj uje muj!‟

mà thôi. Các cậu mà cũng bị như thế thì kinh khủng quá! Hãy nói tớ nghe thử, xem các cậu có phát

âm rõ ràng hơn cái bác thợ đốt lò đó được không: „Chúc lên đường may mắn, Pippi yêu quý, xin cảm

ơn về thời gian đẹp đẽ vừa qua!‟ Thử xem nào!”

“Chúc lên đường may mắn, Pippi yêu quý, xin cảm ơn về thời gian đẹp đẽ vừa qua!” Thomas và

Annika ngoan ngoãn lặp lại.

“Tạ ơn Chúa! Thế mà các cậu đã làm tớ sợ phát khiếp lên được! Giả sử các cậu chỉ ú ớ:‟”U buj uje

muj!‟ thì đúng là tớ chẳng biết phải làm sao nữa.”

Cả bọn đã ra đến cảng. Tàu Hoppetosse nằm kia. Thuyền trưởng Tất dài đang đứng trên boong hò

hét ra lệnh. Các thuỷ thủ thì chạy ngược xuôi, tất bật chuẩn bị khởi hành. Trên bến, mọi cư dân của

thị trấn bé nhỏ này đã chờ sẵn để vẫy chào từ biệt Pippi. Và Pippi đến đây rồi, cùng với Thomas,

Annika, Ông Nilsson và con ngựa.

“Pippi Tất dài đã đến! Tránh đường cho Pippi Tất dài nào!”

Ai đó hô lên, và đám đông dạt sang hai bên cho Pippi đi qua. Pippi hết quay trái lại quay phải, vừa

gật đầu vừa chào tạm biệt mọi người. Sau đó nó bế con ngựa đi qua chiếc thang bắc lên tàu. Con vật

tội nghiệp mở to cặp mắt, vẻ không mấy tin tưởng, vì loài ngựa vốn không ưa tàu biển cho lắm.

“Chà, con đây rồi, cục cưng của bố!” Thuyền trưởng Tất dài reo lên. Ông bỏ dở cả công việc chỉ huy,

quay ra ôm lấy Pippi, ghì con gái vào ngực mình. Hai bố con ôm xiết nhau mạnh đến nỗi xương sờn

họ kêu lên răng rắc.

Suốt cả buổi sáng, Annika đã như có một cục nghẹn chèn ngang họng. Khi nhìn Pippi bế con ngựa

lên tàu, thì cục nghẹn vỡ oà ra. Cô bé đứng nép bên một thùng hàng dưới bến, bật khóc. Thoạt đầu

khóc rất khẽ, sau mỗi lúc một to hơn.

“Đừng khóc!” Thomas nói. “Em làm hai đứa mình xấu hổ trước bao nhiêu là người.”

Kết quả là Annika oà lên khóc nức nở, nước mắt tuôn ra như suối. Cô bé khóc tới mức toàn thân run

lên bần bật. Thomas vung chân đá một hòn sỏi bay vèo từ trên bến xuống nước. Cậu chỉ ước gì có

thể ném thẳng hòn sỏi vào con tàu Hoppetosse. Con tàu khốn nạn đã cướp đi Pippi của anh em cậu!

Thực ra… giá như không bị ai trông thấy, thì Thomas cũng muốn khóc một chút. Nhưng thế này thì

không được. Cậu lại đá văng một hòn sỏi nữa xuống nước.

Lúc này Pippi chạy xuống cái thang bắc từ tàu xuống bến. Nó nhảy đến chỗ Thomas và Annika, nắm

lấy bàn tay chúng.

“Còn mười phút nữa,” nó nói.

Thế là Annika cứ thế đổ vật xuống nóc thùng hàng mà khóc, như thể trái tim cô bé muốn vỡ tung.

Dưới đất chẳng còn hòn sỏi nào để Thomas đá nữa. Cậu nghiến chặt răng, vẻ mặt trông mà phát sợ.

Tất cả trẻ con thị trấn vây quanh Pippi. Đứa nào cũng mang theo chiếc còi đất nung của mình, và cả

lũ cùng thổi một khúc giã biệt nghe buồn không tả nổi, một khúc giã biệt đến là não nuột. Annika

khóc tới mức gần như không đứng vững nữa. Bỗng Thomas sực nhớ mình đã viết một bài thơ chia

tay tặng Pippi. Cậu bèn lôi trong túi ra một mảnh giấy và bắt đầu đọc. Có điều kinh khủng là giọng

cậu cứ run bắn lên:

“Tạm biệt nhé Pippi,

Giờ đây cậu ra đi,

Còn chúng tớ ở lại,

Sẽ cứ nhớ cậu mãi,

Đừng quên chúng tớ đấy, Pippi!”

“Hay quá, câu nào cũng vần!” Pippi hài lòng nói. “Tớ sẽ học thuộc lòng bài thơ này và đọc cho bọn

trẻ con da đen nghe mỗi tối, khi cả lũ ngồi quây quần bên đống lửa trại.”

Bọn trẻ con từ khắp phía chen lấn nhau để chào từ biệt Pippi. Nhưng Pippi giơ tay lên ra hiệu hãy im

lặng.

“Các cậu,” nó nói, “từ bây giờ trở đi tớ chỉ còn có lũ nhóc da đen làm bạn thôi. Chưa thể nói được

chúng tớ sẽ bày ra được trò vui gì. Có thể chúng tớ sẽ chơi trò điều khiển rắn và cưỡi voi, hoặc chơi

đu giữa những cây cọ trước lều. Dù thế nào chúng tớ cũng sẽ có cách giết thời gian.”

Nó ngừng lời. Thomas và Annika cảm thấy sao mà ghét cái bọn trẻ da đen mà Pippi sẽ cùng chơi đến

thế.

“Nhưng biết đâu sẽ đến một ngày buồn chán trong mùa mưa,” Pippi tiếp, “mặc dù cởi trần cởi truồng

chạy dưới trời mưa cũng vui đáo để, bởi con người ta không thể nào ướt hơn được nữa. Và khi đã

ướt sũng rồi, có thể chúng tớ sẽ chui vào căn lều đất sét của tớ, nếu như nó chưa bị thành bột nhão,

thì chúng tớ sẽ dùng bột ấy làm những chiếc bánh đất sét. Còn nếu căn lều vẫn còn, thì chúng tớ – tức

lũ nhóc da đen và tớ ấy – sẽ chui vào lều ngồi và có lẽ lũ trẻ da đen sẽ bảo: „Pippi, kể chuyện gì đi!‟

Lúc đó tớ sẽ kể cho chúng nghe về một thị trấn bé nhỏ nằm ở rất rất xa, tận đầu bên kia quả đất và về

những đứa trẻ da trắng sống trong thị trấn. „Các cậu không tưởng tượng được là những đứa trẻ đó

đáng yêu đến mức nào đâu,‟ tớ sẽ nói với lũ nhóc da đen như thế, „cả người chúng đều trắng, trừ hai

bàn chân. Chúng biết thổi còi hình chim cúc cu bằng đất nung nhé, và… điều giỏi nhất ở chúng là

chúng biết nhép phân.‟ Nếu sau đó lũ nhóc da đen đâm ra quá tuyệt vọng vì chúng không biết nhép

phân, thì tớ biết làm thế nào với chúng đây? Thôi thì trong trường hợp xấu nhất tớ đành dỡ căn lều

đất sét ra, nghiền nó thành bột nhão để làm bánh đất sét, và cả lũ sẽ chôn thân trong đất sét, thò mỗi

cái đầu ra thôi. Làm thế nào mà tớ còn không khiến được chúng thôi nghĩ đến nhép phân thì hoạ có

là chuyện lạ! Thôi, tớ cảm ơn tất cả các cậu. Vĩnh biệt!”

Lũ trẻ bèn thổi một điệu còi giã biệt còn thê lương hơn ban nãy.

“Pippi, đến giờ lên tàu rồi!” Thuyền trưởng Tất dài gọi.

“Có ngay, thưa thuyền trưởng,” Pippi đáp.

Trông mắt cậu ấy mới lạ lùng làm sao, Thomas nghĩ. Mắt mẹ nhìn cũng y hệt như thế hồi Thomas

ốm rất nặng. Annika nằm rũ trên nóc thùng hàng. Pippi ôm lấy bạn như muốn an ủi.

“Tạm biệt Annika, tạm biệt!” Nó thì thầm. “Đừng khóc.”

Annika giơ tay bá cổ Pippi và nấc lên một tiếng đầy đau khổ.

“Tạm biệt Pippi,” cô bé nức nở nói.

Bây giờ Pippi cầm lấy tay Thomas, bắt thật chặt. Đoạn nó chạy lên chiếc thang bắc lên cầu. Một giọt

nước mắt lớn lăn xuống mũi Thomas. Cậu nghiến chặt răng, nhưng không ăn thua. Lại một giọt nước

mắt nữa rơi. Cậu cầm tay Annika, và hai anh em cứ thế đứng trân trối nhìn theo Pippi. Chúng vẫn

trông thấy Pippi trên boong tàu. Nhưng tất cả dần nhạt nhoà qua đôi mắt đẫm lệ.

“Pippi Tất dài muôn năm!” Đám đông trên bến hô vang.

“Rút thang lên đi, Fridolf!” Thuyền trưởng Tất dài ra lệnh.

Chú Fridolf làm liền. Con tàu Hoppetosse đã sẵn sàng cho cuộc hành trình tới những miền đất xa lạ.

Nhưng rồi…

“Không, bố Efraim ơi!” Pippi kêu lên. “Không được. Con không chịu đựng nổi đâu!”

“Con không chịu đựng nổi cái gì?” Thuyền trưởng Tất dài hỏi.

“Con không chịu đựng nổi khi trên hành tinh xanh của Chúa lại có ai đó phải khóc lóc và buồn bã vì

con. Đau lòng nhất khi đó lại là Thomas và Annika. Xin lại cho thang ra đi. Con sẽ ở lại Biệt thự Bát

nháo!”

Thuyền trưởng Tất dài đứng lặng hồi lâu.

“Hãy làm như con muốn,” cuối cùng ông nói. “Xưa nay con vẫn luôn thế mà.”

Pippi gật đầu thừa nhận.

“Vâng, xưa nay con vẫn luôn làm những gì mình muốn.”

Thế rồi hai bố con lại ôm ghì lấy nhau, mạnh đến nỗi các xương sườn của họ kêu lên răng rắc. Hai bố

con thoả thuận rằng Thuyền trưởng Tất dài sẽ thật năng về thăm Pippi ở Biệt thự Bát nháo.

“Dù sao chăng nữa, bố Efraim ơi,” Pippi nói, “với một đứa trẻ hẳn không gì tốt hơn là một ngôi nhà

tử tế, chứ không phải mãi lênh đênh trên biển suốt và chui rúc trong những túp lều của người da đen.

Bố có nghĩ thế không ạ?”

“Con bao giờ cũng có lý, con gái của bố,” thuyền trưởng Tất dài đáp. Rõ ràng là ở Biệt thự Bát nháo

con sẽ sống một cuộc sống nền nếp hơn. Và nền nếp chắc chắn là điều tốt nhất cho trẻ con bé.”

“Đúng thế,” Pippi nói, “đó chính là điều tốt nhất cho trẻ con bé. Nhất là khi tự chúng lo duy trì nền

nếp cho mình!”

Đoạn Pippi chào các thuỷ thủ tàu Hoppetosse và ôm hôn bố Efraim lần cuối. Sau đó nó nhấc bổng

con ngựa, bế ngựa đi qua cầu xuống bến. Lúc này tàu Hoppetosse bắt đầu nhổ neo. Nhưng vào giây

phút chót, thuyền trưởng Tất dài còn gọi với xuống:

“Pippi, con cần thêm những đồng tiền vàng! Đón lấy này!”

Và ông quăng xuống bến một vali mới đựng đầy tiền vàng. Nhưng tiếc nỗi tàu Hoppetosse đã rời quá

xa bờ. Chiếc vali không bay tới nơi mà rơi xuống nước, gây ra một tiếng: Plupp! trước khi chìm

nghỉm.

Một thoáng thất vọng lan trong đám đông. Nhưng bỗng tất cả lại nghe một tiếng: Plupp! nữa. Đó là

Pippi vừa lao xuống nước. Nhoáng cái, nó đã ngoi lên, răng cắn quai chiếc vali. Nó leo lên bờ, tay gỡ

mấy sợi rong biển vướng vào mang tai.

“Haha, bây giờ tớ lại giàu có như một nhà ảo thuật!” Nó reo.

Thomas và Annika vẫn chưa hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Hai đứa đứng há hốc mồm, trố mắt nhìn

Pippi, con ngựa, Ông Nilsson, chiếc vali, rồi lại nhìn con tàu Hoppetosse đã giương hết buồm ra khỏi

cảng.

“Cậu… cậu không ở trên tàu sao?” Cuối cùng Thomas ngờ vực hỏi.

“Nào, cho cậu đoán ba lần đấy!” Pippi vừa đáp vừa vắt khô hai bím tóc.

Đoạn nó nhấc bổng Thomas, Annika, chiếc vali và Ông Nilsson đặt lên lưng ngựa, rồi cũng tự mình

nhảy lên ngựa.

“Trở về Biệt thự Bát nháo nào!” Nó hét to.

Tận lúc này Thomas và Annika mới hiểu ra. Thomas phấn khích đến nỗi nó lập tức bắt nhịp bài hát:

Đoàn quân Thuỵ Điển đang ầm ầm lao tới!

Annika đã khóc nhiều đến độ không thể nín ngay được. Cô bé vẫn còn thổn thức, nhưng đó chỉ là

những tiếng thổn thức ngắn ngủi và hạnh phúc sẽ dần dần tan đi ngay sau đó. Nó cảm thấy cánh tay

Pippi đang ghì chặt lấy mình. Một cảm giác yên ổn và tuyệt diệu biết chừng nào! Ôi, mọi thứ mới

tuyệt với làm sao!

“Hôm nay bọn mình sẽ làm gì hả Pippi?” Annika hỏi sau khi đã hết thổn thức.

“Chà, có lẽ là chơi Krocket chăng?” Pippi nói.

“Sẵn sàng,” Annika đáp. Cô bé biết rằng ngay đến trò Crocket cũng sẽ khác hẳn nếu có Pippi cùng

chơi.

“Hoặc là…” Pippi ngập ngừng.

Tất cả lũ trẻ của thị trấn chen lấn vây quanh con ngựa để nghe Pippi nói.

“Hoặc là…” Nó tiếp. “Hoặc là bọn mình cũng có thể đi ra sông và học cách đi trên mặt nước.”

“Người ta không thể đi trên mặt nước được,” Thomas nói.

“Có chứ, chắc chắc việc đó không phải là không thể,” Pippi cãi. “Tớ đã từng gặp một bác thợ mộc ở

bên Cuba, bác ta…”

Con ngựa bắt đầu phi nước đại, và bọn trẻ con nãy giờ chen chúc xung quanh không thể nghe tiếp

câu chuyện. Nhưng chúng vẫn nán lại hồi lâu, mắt dõi theo Pippi và con ngựa đang phi nước đại về

phía Biệt thự Bát nháo. Chẳng mấy chốc, chúng chỉ còn thấy một cái chấm tí xíu mãi tít đằng xa. Cái

chấm đó cuối cùng cũng biến mất.

Chương 7 – Pippi có Khách quý

Một chiều mùa hè, Pippi cùng Thomas và Annika ngồi trên bậc tam cấp trước hàng hiên Biệt thự Bát

nháo ăn những quả dâu rừng chúng hái ban sáng. Buổi chiều thật tuyệt với tiếng chim ríu rít, với mùi

hoa thơm ngát, và tất nhiên rồi, với những quả dâu rừng nữa. Tất cả sao mà thanh bình đến thế.

Bọn trẻ mải mê ăn, hầu như chẳng chuyện trò gì. Thomas và Annika nghĩ bụng: Thật sướng vì đang

là mùa hè, và còn lâu mới tới ngày khai giảng. Còn Pippi đang nghĩ chẳng dễ đoán chút nào.

“Pippi, thế là cậu đã ở Biệt thự Bát nháo được gần một năm rồi đấy” Bỗng Annika nói và siết chặt

cánh tay Pippi.

“Ừ, thời gian cứ trôi qua và con người ta bắt đầu già đi” Pippi đáp “Đến mùa thu này tớ lên mười

tuổi , và thế là bỏ lại sau lưng những năm tháng tuyệt đẹp nhất của cuộc đời.”

“Cậu có nghĩ cậu sẽ ở lại đây mãi mãi không?” Thomas hỏi. “Ý tớ là tới lúc cậu đủ lớn để trở thành

cướp biển ấy?”

“Ai mà biết được.” Pippi đáp. “Bởi vì tớ vẫn tin rằng bố tớ sẽ không sống mãi trên hòn đảo đó.

Chừng nào đóng xong một con tàu mới. chắc chắn bố sẽ về đây đón tớ đi.”

Thomas và Annika thở dài. Bỗng Pippi nhỏm người, thẳng lưng dậy.

“Nhìn kìa, bố tớ đến kìa!” Pippi đã băng qua con đường vườn. Thomas và Annika do dự rồi chạy

theo, chúng vừa kịp ra đến nơi để chứng kiến Pippi nhảy lên bá cổ một người đàn ông to béo có bộ

ria mép màu đỏ xén ngắn, mặc quần lính thuỳ màu xanh nước biển.

“Bố Efraim, bố mới chóng lớn làm sao”

“Pippilotta Viktualia Rullgardina Krusmynta , ái nữ của Efraim, con gái rượu của bố. Bố đã định bảo

là con chóng lớn quá!”

“Con biết ngay mà . Thế nên con đã tranh nói trước! Ha ha ha .”

“Con gái bé bỏng ơi, con vẫn khoẻ như xưa chứ?”

“Còn khoẻ hơn cơ. Bố con mình chơi vật tay nào!”

“Nào!” Bố Efraim hưởng ứng.

Ngoài vườn có một chiếc bàn, hai bố con Pippi bèn ngồi vào bàn chơi trò vật tay, trong khi Thomas

và Annika đứng xem. Trên đời này chỉ có một người khoẻ như Pippi, đó là bố nó. Lúc này cả hai bố

con đều gồng hết sức, nhưng không ai hạ nổi ai. Cuối cùng cánh tay của thuyền trưởng Tất dài có

phần run run, và Pippi tuyên bố: “Khi nào lên mười, con sẽ thắng bố, bố Efraim ạ!”

Bố Efraim của nó cũng tin như vậy.

” Trời đất, con quên bẵng không giới thiệu mọi người với nhau” Pippi nói: “đây là Thomas và

Annika, còn đây là bố tớ, thuyền trưởng và Đức vua Efraim Tất dài. Bố ơi, bố đúng là vua của người

da đen đấy chứ?”

“Chính xác” thuyền trưởng Tất dài đáp. “Bố là vua của bộ tộc da đen Taka-Tuka trên hòn đảo Taka-

Tuka. Bố bị sóng đánh dạt vào đấy sau khi bị bão cuốn ra biển.”

“Vâng, con cũng đã nghĩ thế” Pippi nói. “Suốt thời gian qua con luôn biết là bố không bị chết đuối.”

“Chết đuối ư? Ồ không! Bố mà chìm được cũng khó ngang một con lạc đà biết xâu kim vậy. Mỡ bao

giờ chẳng nổi lên trên” .

Thomas và Annika ngỡ ngàng nhìn thuyền trưởng Tất dài.

“Thế nào bác không khoác trên người quần áo mũ mão của đức vua da đen ạ” Thomas hỏi.

“Bác cất cả trong vali này” Thuyền trưởng Tất dài nói.

“Bố diện vào đi, mặc vào đi!” Pippi kêu lên. “Con muốn thấy bố trong trang phục của vua chúa cơ.”

Tất cả cùng đi vào bếp. Thuyền trưởng Tất dài biến vào phòng ngủ của Pippi, còn bọn trẻ ngồi trên

chiếc hòm gỗ mà chờ.

“Cứ như ở trong nhà hát ấy.” Annika nói đầy háo hức.

Và rồi… peng! Cửa bật mở, đứa của người da đen hiện ra trên ngưỡng cửa, ngang bụng quấn cái váy

te tua bằng xơ đay, đầu đội vương miện vàng, cổ đeo các chuỗi ngọc, tay giáo khiên. Nhưng tất cả

cũng chỉ có thế. À quên, giữa gấu váy ông thò ra hai cẳng chân mập mạp và lông lá, cổ chân được

trang sức bằng những chiếc vòng vàng.

“Ussamkusser musser filibusser, ” Thuyền trưởng Tất dài nói, lông mày cau lại vẻ doạ dẫm.”

“Ôi, bác ấy nói thổ ngữ của người da đen,” Thomas xuýt xoa đầy thán phục. “Câu đó nghĩa là gì hả

bác Efraim?”

“Nghĩa là: Hãy run sợ đi, hỡi những kẻ thù của ta!”

Bố Efraim ơi, thế những người da đen không ngạc nhiên khi thấy bố bị sóng đánh dạt vào đảo của họ

hay sao?” Pippi hỏi.

“Có chứ, họ ngạc nhiên kinh khủng ấy chứ,” thuyền trưởng Tất dài đáp. “Thoạt đầu họ định ăn thịt

bố, nhưng khi thấy bố tay không mà nhổ bật cả một cây cọ lớn, họ bèn nảy ra một ý hay hơn và tôn

bố lên làm vua. Từ đó cứ buổi sáng bố lo việc triều chính, buổi chiều lo đóng tàu. Phải mất khá lâu

sau tàu mới được hoàn thành, vì bố phải một mình làm tất tật các khâu. Tất nhiên đó chỉ là một chiếc

thuyền buồm nhỏ. Khi thuyền đã sẵn sàng, bố bảo các thần dân da đen của mình rằng bố phải dời xa

họ ít lâu, nhưng sẽ sớm quay lại và sẽ đón về một nàng công chúa tên là Pippilotta. Thế là họ đấm

vào những tấm khiên và hét lên: “Ussomplusser Ussomplusser!”

“Nghĩa là gì hả bác?” Annika hỏi.

“Nghĩa là: Hoan hô! Hoan hô! Sau đó bố lãnh đạo đất nước cật lực liền tù tì mười bốn ngày, để còn

đủ bù cho thời gian bố vắng mặt. Rồi bố giương buồm và lao ra biển, còn những người da đen thì hò

reo: Ussamkura, kussomkara!, có nghĩa là: Hoan hô thủ lĩnh da trắng to béo của chúng thần! Rồi bố

lái thuyền thẳng đến Surabaja. Và các con thử đoán xem bố đã trông thấy gì đầu tiên khi bố đặt chân

lên đất liền ở đó? Phải, bố đã trông thấy chiếc tàu buồm Hoppetosse chất phác ngày nào của bố. Và

cả anh bạn Fridolf chất phác ngày nào của bố đang đứng bên bao tàu vẫy vẫy. „Fridolf‟ bố bảo, „bây

giờ tôi lại nắm quyền chỉ huy trên tàu‟. „Chính thế, chính thế, thưa thuyền trưởng‟ anh ta nói. Bố làm

liền. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn ngày nào vẫn còn nguyên vẹn, và lúc này chiếc Hoppetosse đang nằm

dưới bến cảng. Con có thể đến đấy chào những người bạn cũ của con, Pippi ạ.”

Nghe vậy, Pippi mừng quýnh, đến nỗi nó trồng cây chuối ngay trên bàn bếp, hai chân khua loạn lên.

Nhưng Thomas và Annika thì không thể cảm thấy gì khác ngoài nỗi buồn. Cứ như ai đó đang chực

cướp Pippi của chúng đi.

“Bây giờ chúng ta sẽ ăn mừng! Pippi kêu lên khi đã đứng xuống đất. “Bây giờ chúng ra sẽ ăn mừng

tới mức cả Biệt thự Bát nháo này phải ầm ĩ cả lên.”Nó bày biện một bữa ăn tối thịnh soạn lên bàn, rồi

tất cả cùng ngồi vào chén. Pippi tọng vào mồm liền một lúc ba quả trứng luộc còn nguyên vỏ. Chốc

chốc nó lại quay sang cắn tai bố, cuộc hội ngộ khiến nó quá đỗi vui sướng. Ông Nilsson, nãy giờ còn

mải ngủ, lúc này bỗng nhảy tới và dụi mắt lia lịa khi trông thấy thuyền trưởng Tất dài.

“Không có lẽ, nhìn kìa, con vẫn còn giữ Ông Nilsson cơ à?” Thuyền trưởng Tất dài ngạc nhiên.

“Chứ sao bố, con còn có nhiều vật nuôi trong nhà hơn nữa kia, bố hãy tin con đi!” Pippi nói và đem

con ngựa vào. Con ngựa cũng được một quả trứng để nhá.

Thuyền trưởng Tất dài rất hài lòng thấy cô con gái thu xếp cuộc sống dễ chịu đến thế trong Biệt thự

Bát nháo, và ông vui mừng vì ngày đó Pippi đã xách theo chiếc vali đựng những đồng tiền vàng, nhờ

thế mà nó không phải chịu cảnh thiếu thốn trong thời gian vắng bố.

Khi ai nấy đã no nê, thuyền trưởng Tất dài lôi trong vali của mình ra một cái trống thần, thứ trống mà

các thổ dân da đen vẫn chơi khi nhảy múa và làm lễ tế thần. Thuyền trưởng Tất dài ngồi bệt ngay

xuống sàn nhà mà gõ trống. Tiếng trống nghe thùng thình và lạ tai thế nào ấy, khác hẳn mọi âm

thanh mà trước đây Thomas và Annika đã từng nghe.

“Y như âm nhạc của người da đen.” Thomas giải thích với Annika.

Còn Pippi tụt đôi giày to tướng ra và cứ thế chân mang tất nhảy một điệu rất lạ mắt. Cuối cùng đức

vua Efraim cũng trình diễn một điệu nhảy xung trận hoang dã mà ông đã học được trên hòn đảo

Taka-Taku của mình. Ông múa giáo, vung khiên loạn xạ, hai bàn chân trần ra sức giậm thình thịch

xuống sàn, khiến Pippi phải kêu lên:

“Bố cẩn thận kẻo sụt sàn nhà bây giờ.”

“Sụt cũng chẳng sao.” Thuyền trưởng Tất dài nói và tiếp tục múa may. “Vì nay con đã trở thành công

chúa của người da đen rồi, con gái rượu của bố ạ!”

Thế là Pippi cũng bật dậy nhảy múa cùng bố. Cả hai vừa múa may vừa hét hò, chốc chốc lại nhảy

xoay tròn cao đến nổi Thomas và Annika chỉ đứng xem cũng hoa mắt chóng mặt. Hình như Ông

Nilsson cũng chẳng khá hơn, vì suốt lúc đó con khỉ cứ nhắm tịt cả mắt lại.

Điệu nhảy dần chuyển thành cuộc đấu võ giữa Pippi và bố nó. Thuyền trưởng Tất dài lẳng cô con gái

bay lên giá để mũ nón. Nhưng Pippi không nán lại trên đó lâu. Nó thét lên và tung người nhảy xuyên

gian bếp, lao thẳng vào ông bố. Một tích tắc sau nó đã quăng ông bố lao vút như một thiên thạch

trước khi rơi tự do, đầu cắm xuống chiếc hòm gỗ, hai cẳng chổng lên trời.

Ông bố không thể tự đứng lên được, phần vì ông quá béo, phần vì ông cười sằng sặc. Cười như sấm

rền trong chiếc hòm gỗ. Pippi túm hai bàn chân ông định lôi lên, nhưng ông càng cười như tắc thở,

Ông có máu buồn kinh khủng.

“Đừ-ừng cù-ù bố!” Ông hổn hển. “Hãy quăng bố bay xuống biển hoặc ném bố ra ngoài cửa sổ, nếu

con muốn, nhưng đừng cù-ù chân bố!”

Ông cười dữ đến nỗi Thomas và Annika sợ rằng cái hòm sẽ vỡ tung. Cuối cùng ông cũng tự ngóc

đầu khỏi hòm được, nhưng vừa đứng lên ông đã xông ngay vào Pippi, cứ thế ném nó bay ngang bếp,

rơi chúi mặt xuống chỗ sàn đầy nhọ than ngay trước bếp lò.

“Ha ha ! Thế là đầy đủ dung nhan của nàng công chúa da đen rồi nhé!” Pippi hoan hỉ reo lên và quay

gương mặt đen sì nhọ than sang Thomas và Annika. Đoạn nó lại thét lên, lao vào đấm đá túi bụi ông

bố, khiến cái váy bằng xơ đay càng tơi tả, xơ bay mù mịt khắp gian bếp. Chiếc vương miện vàng rơi

xuống, lăn vào gầm bàn. Cuối cùng Pippi cũng ném được đối thủ xuống sàn. Nó cưỡi lên bụng và

hỏi:

“Bố chịu thua chưa?”

“Ừ, bố thua rồi.” thuyền trưởng Tất dài nói.

Rồi hai bố con phá lên cười đến chảy nước mắt. Pippi cắn nhẹ vào mũi bố, còn bố nó thì bảo:

“Kể từ lần bố con mình đại náo quán rượu thuỷ thủ ở Singapore, chưa lần nào bố được một phen vui

đến thế này.”

Ông bò vào gầm bàn nhặt chiếc vương miện.

“Chà, các thần dân của bố mà nhìn thấy cảnh này nhỉ.” Ông nói, “Vương miện của đến vương mà lại

nằm lăn lóc dưới gầm bàn ở Biệt thự Bát nháo.”Ông đội vương miện lên đầu và chải lại cái váy xơ

đay bấy giờ chỉ còn mỏng lưa thưa.

“Khéo bố phải đem cái váy này đến hiệu sửa thôi.” Pippi nói.

“Ừ, nhưng cũng đáng công sửa lắm.” thuyền trưởng Tất dài đáp.

Ông ngồi bệt xuống sàn, lau mồ hôi trán.

“Sao, Pippi, con gái của bố, thỉnh thoảng con vẫn hay kể những câu chuyện bịa đặt đất chứ?” ông

hỏi.

“Ồ vâng, nếu con có thời gian, nhưng con thường không có thời gian.” Pippi khiêm tốn đáp.” Thế bố

thì sao ạ? Bố vốn cũng chẳng phải tay vừa về khoản phét lác mà.”

“Ừ, thỉnh thoảng vào tối thứ Bảy, bố vẫn nói khoác cho đám quần thần của bố nghe, nếu như suốt

tuần qua họ đã sống và làm việc tử tế. Lâu lâu trên đảo lau có một đêm hát và nói khoác với trống

đệm và múa đuốc minh hoạ. Bố càng bốc phét tợn, họ càng gõ trống hăng.”

“Ôi, thế mà con lại chẳng có ai gõ trống cho.” Pippi than. “Ở đây con một mình khoác lác hàng bồ

chuyện nghe đến sướng cả lỗ tai mà chẳng ai thèm dù chỉ thổi kèn lược để cổ vũ cho. Có tối nằm trên

giường con bịa một câu chuyện dài về một con bé biết thêu ren vào trèo cây, và bố thử tưởng tượng

xem, chính con cũng tin từng lời con kể. Con gọi đó là nói dối thành thần. Vậy mà không, ở đây

không một ai gõ trống cả!”

“Thôi được, bố sẽ gõ,” Thuyền trưởng Tất dài nói. Đoạn ông đấm một hồi

trống tưng bừng cho cô con gái yêu, còn Pippi ngồi vào lòng bố, áp khuôn mặt nhọ nhem vào má bố,

khiến mặt bố cũng đen nhẻm như mặt con.

Annika đứng đó vẻ nghĩ ngợi. Nó biết nói ra điều này có vẻ không thích hợp , nhưng nó không thể

nhịn được.

“Nói dối là xấu, mẹ tớ bảo thế.”

“Ồ, Annika, sao em ngốc thế” Thomas bảo ” Pippi đâu có nói dối theo đúng nghĩa, cậu ấy chỉ coi

những gì cậu ấy tưởng tượng ra là nói dối thôi. Em không hiểu điều đó à, cô bé ngốc nghếch.”

Pippi trầm ngâm nhìn Thomas, đoạn bảo:

“Đôi khi cậu nói năng thông minh đến nỗi tớ sợ không khéo cậu sẽ trở thành vĩ nhân mất.”

Trời đã tối, Thomas và Annika phải về nhà. Hôm nay là một ngày đầy sự kiện, và thật vui khi được

thấy tận mắt một đức vua của người da đen thực thụ, bằng xương bằng thịt. Và chắc chắn việc bố đã

trở về nhà là một niềm vui lớn đối với Pippi. Hẳn rồi! Hẳn rồi !

Khi Thomas và Annika đã chui vào giường, chúng không trò chuyện như mọi lần. Trong phòng im

lặng như tờ. Bỗng có tiếng ai thở dài… Đó là Thomas. Thoáng sau lại có tiếng thở dài… Lần này là

Annika.

“Sao em thở dài?” Thomas cái kỉnh hỏi.

Nhưng cậu không nhận được câu trở lời, vì Annika đang vùi đầu trong chăn mà khóc.

Chương 6 – Pippi bị đắm thuyền

Ngày nào cũng vậy, hễ tan trường là Thomas và Annika lại chạy sang Biệt thự Bát nháo. Chúng

thậm chí cũng không muốn làm bài tập ở nhà mình nữa, mà ôm hết sách vở sang nhà Pippi.

“Tốt thôi” Pippi nói, “Các cậu hãy ngồi xuống đây và học đi, biết đâu một ít học thức lại chẳng dính

vào đầu tớ. Không phải vì tớ cảm thấy cần chúng đâu, mà e rằng tớ sẽ không thể trở thành một-quý-

bà-thực-sự-thanh-lịch nếu tớ không học để biết bên Châu Phi có bao nhiêu thổ dân Hottentotten.”

Thomas và Annika ngồi bên bàn ăn với những cuốn sách địa lý mở rộng trước mặt. Pippi ngồi bó gối

ngay giữa bàn.

“Nhưng các cậu thử nghĩ mà xem,” Pippi nói, ngón tay trỏ sờ lên mũi với vẻ suy tư. “Giả sử tớ vừa

mới học để biết bộ tộc Hottentotten có tất cả bao nhiêu thổ dân xong, thì bỗng dưng một thổ dân bị

viêm phổi lăn đùng ra chết, thế là bao nhiêu công lao học tập của tớ đổ xuống sông, xuống biển hết,

còn tớ chỉ biết ngồi đực mặt ra đấy, chẳng còn đâu một-quý-bà-thực-sự-thanh-lịch nữa.” Nó tiếp tục

nghĩ ngợi, “Phải có ai đấy bảo với đám thổ dân Hottentotten rằng họ làm thế nào thì làm, không được

để các con số trong sách giáo khoa của các cậu bị sai đi.”

Khi Thomas và Annika học hết bài rồi, chúng bắt đầu vui chơi. Nếu thời tiết đẹp, bọn trẻ sẽ nô đùa

trong sân, cưỡi ngựa một lúc, hoặc leo lên mái nhà uống cà phê. Cũng có khi chúng trèo lên cây dẻ

cổ thụ bên trong thân rỗng và tụt xuống đó ngồi chơi. Pippi bảo đó là một cái cây rất đỗi kỳ lạ, vì

trong thân cây mọc ra những chai nước chanh. Mà đúng thế thật, vì mỗi khi bọn trẻ chơi tốn tìm leo

vào trong đó đều thấy ba chai nước chanh chờ sẵn. Thomas và Annika không hiểu sau đó những

chiếc vỏ chai biến đi đằng nào, nhưng Pippi bảo rằng chúng sẽ tàn héo đi, một khi nước trong chai bị

uống sạch. Phải, đó đích thị là một cái cây kì lạ, cả Thomas và Annika đều tin như vậy. Dần dà trong

thân cây còn mọc ra những thanh Sôcôla nữa, nhưng chỉ vào những ngày thứ Năm thôi, Pippi bảo

thế, thế nên Thomas và Annika luôn chú ý để cứ đến thứ Năm là không lỡ dịp chui vào đấy thu

hoạch Sôcôla. Pippi nói rằng nếu chịu khó dành thời gian tưới đều cho cây thì chắc chắn sẽ đến lúc

trong thân cây còn mọc ra cả bánh mì trắng và thịt bê rán nữa ấy. Những hôm trời mưa, bọn trẻ ở lại

trong nhà, nhưng cũng không hề buồn chán. Chúng ngắm nghía những đồ vật xinh xắn Pippi cất

trong ngăn kéo tủ, hoặc đến ngồi trước bếp lò xem Pippi làm bánh kẹp và nướng táo. Hoặc chúng

cũng có thể chui vào hòm đựng củi và lắng nghe Pippi kể những câu chuyện li kỳ từ cái thời nó còn

lênh đênh trên biển.

“Khi có bão thì khổ ơi là khổ,” Pippi kể lể, “Thậm chí bầy cá cũng say sóng và muốn vào bờ. Chính

mắt tớ đã trông thấy một con cá mập mặt xanh lét như tàu lá và một con mực có bao nhiêu vòi đưa

hết cả lên ôm đầu. Ôi chao, bão gì mà khủng khiếp !”

“Thế cậu không sợ à Pippi?” Annika hỏi.

“Ừ, thử nghĩ mà xem, nhỡ các cậu bị đắm tàu thì sao!” Thomas nói.

“Tớ đã nhiều lần chịu cảnh đắm tàu không nặng thì nhẹ. Tớ chẳng sợ. Chí ít là không sợ ngay. Tớ đã

không sợ khi những quả nho khô bị gió thổi bay khỏi liễn xúp khi chúng tớ đang ngồi ăn trưa, tớ

cũng không sợ khi những chiếc răng giả của bác đầu bếp văng ra khỏi mồm. Nhưng khi trông thấy

con mèo trên tàu chỉ còn để lại một nắm lông, còn chính nó – trần như nhộng – bị gió cuốn bay sang

tận Trung Đông, thì tớ bắt đầu cảm thấy bất an.”

“Tớ có một quyển truyện kể về đắm tàu,” Thomas khoe. “Truyện tên là Robinson Cruso”

“Ồ phải, truyện ấy hay lắm.” Annika nói. “ông ta bị dạt vào một hòn đảo hoang , cái ông Robinson

ấy.”

“Cậu cũng từng phải chịu cảnh đắm tàu rồi chứ, Pippi?” Thomas vừa hỏi vừa chọn tư thế ngồi thoải

mái hơn trong hòm củi. ” và cậu có bị dạt vào đảo hoang không?”

“Đó chính là điều tớ muốn kể!” Pippi nhấn mạnh. “Còn lâu người ta mới tìm nổi một kẻ đắm tàu

nhiều đến như tớ. Tớ nghĩ cả ở Đại Tây Dương lẫn Thái Bình Dương chỉ còn khoảng tám hoặc mười

hòn đảo là tớ chưa bị dạt vào sau những cuộc đắm tàu mà thôi. Những hòn đảo này được ghi trong

danh sách đen của những quyển hướng dẫn du lịch.

“Được ở trên một hòn đảo hoang chẳng tuyệt lắm sao?” Thomas hỏi, “Tớ ước gì cũng được trải qua

một lần.”

“Việc ấy dễ quá,” Pippi nói, “Thiếu gì đảo.”

“Đúng thế, tớ biết một hòn đảo không xa đây lắm.” Thomas nói.

“Nó nằm trên một cái hồ chứ ?” Pippi hỏi.

“Ừ, tất nhiên.” Thomas đáp.

“Tuyệt” Pippi nói. “Vì nếu nó nằm trên đất khô thì vô ích thôi.” Thomas hứng khởi quá đỗi.

“Bọn mình sẽ ra đảo” cậu reo lên. “Bọn mình sẽ lập tức lên đường.”

Hai ngày nữa Thomas và Annika bắt đầu nghỉ hè. Cũng vào thời gian đó bố mẹ chúng đi du lịch. Để

chơi trò Robinson, không thể nghĩ ra cơ hội nào hay hơn được nữa.

“Nếu muốn bị đắm thuyền thì trước hết phải kiếm cho được một chiếc thuyền đã.” Pippi nói.

“Mà bọn mình lại chẳng có chiếc nào.” Annika nói.

“Tớ đã từng trông thấy một chiếc thuyền hỏng nằm dưới đáy sông,” Pippi bảo.

“Nhưng chiếc thuyền đó đã bị đắm rồi.” Annika thắc mắc.

“Càng tốt chứ sao. Nó càng biết phải đắm như thế nào,” Pippi đáp.

Với Pippi thì việc vớt chiếc thuyền bị chìm lên quá đơn giản. Sau đó nó đứng cả một ngày bên bờ

sông trét kín những lỗ thủng trên thuyền bằng hắc ín và xơ đay. Rồi vào một chiều mưa, nó vào kho

củi đẽo nốt mấy cái mãi chèo. Thế rồi kỳ nghỉ hè của Thomas và Annika bắt đầu, cũng là lúc bố mẹ

hai đứa đi du lịch. “Hai ngày nữa bố mẹ sẽ về.” mẹ chúng nói. “Các con hãy tỏ ra đáng yêu và ngoan

ngoãn, nhớ làm tất cả những gì cô Ella bảo đấy nhé!”

Cô Ella là cô giúp việc trong nhà. Cô có trách nhiệm trông nom Thomas và Annika khi bố mẹ chúng

đi vắng. Nhưng khi chỉ còn lại một mình với cô, Thomas nói:

“Cô không phải trông chúng cháu đâu, cô Ella ạ, vì chúng cháu sẽ ở bên nhà Pippy suốt ấy mà.”

“Hơn nữa chúng cháu tự coi sóc mình được ạ.” Annika thêm. “Pippi chẳng bao giờ có ai trông nom

cậu ấy cả. Vậy thì tại sao chúng cháu không thể được yên, chí ít là trong hai ngày?”

Cô Ella hoàn toàn không phản đối việc cô sẽ có hai ngày nghỉ. Sau khi Thomas và Annika năn nỉ ỉ

eo, hành hạ cô chán chê, cô bèn nói rằng thực ra cô có thể làm một chuyến về nhà thăm mẹ lắm chứ.

Nhưng hai đứa phải hứa chắc với cô rằng chúng sẽ ăn ngủ điều độ, và buổi tối sẽ không chạy ra

ngoài trời mà không khoác áo ấm. Thomas bèn cả quyết cậu sẵn sàng khoác cả tá áo ấm , miễn là cô

để hai anh em ở nhà một mình.

Thế là cô Ella ra đi, và chỉ hai giờ sau Pippi, Thomas và Annika cùng con ngựa và Ông Nilsson cũng

khởi hành ra hòn đảo không người nọ.

Đó là một chiều đầu hè dìu dịu. Không khí ấm áp dù trời đầy mây. Con đường đến bên hồ nước có

hòn đảo ấy khá xa. Pippi đội chiếc thuyền trên đầu. Con ngựa thồ trên lưng một bao tải to tướng và

một cái lều bạt.

“Trong bao tải đựng gì thế?” Thomas hỏi.

“Thức ăn này, súng này, chăn này, và một cái vỏ chai. Theo tớ thì bọn mình phải có một cuộc đắm

thuyền tương đối dễ chịu, vì đây là cuộc đắm thuyền đầu tiên của các cậu. Còn nếu chỉ có tớ, những

lần tớ bị đắm thuyền trước kia, tớ toàn bắn chết một con sơn dương hoặc một con lạc đà và cứ thế ăn

sống luôn. Nhưng cứ tạm cho là trên hòn đảo mà bọn mình tới sẽ không có cả sơn dương lẫn lạc đà,

thì quả là rất đáng bực mình nếu cả bọn bị chết đói chỉ vì một chuyện vặt như thế.

“Còn cái vỏ chai, cậu cần nó để làm gì?” Annika hỏi.

“Tớ cần cái vỏ chai để làm gì ấy à? Sao cậu có thể hỏi ngốc thế nhỉ! Tất nhiên chiếc thuyền là vật

quan trọng nhất khi người ta muốn đắm thuyền rồi, nhưng sau đó đến cái vỏ chai. Điều này ngay từ

thuở còn nằm nôi tớ đã học được từ bố. Pippi con, bố tớ nói, nếu con quên rửa chân ngay cả khi con

được giới thiệu với triều đình cũng không sao, nhưng con mà quên cái vỏ chai thì coi như để người

ta đem chôn con được rồi.

“Nhưng cần vỏ chai để làm gì?” Annika lại thắc mắc.

“Cậu chưa bao giờ nghe nói đến thư bỏ trong chai sao? Người ta viết lời kêu cứu vào một mảnh giấy

rồi bỏ vào trong chai, nút miệng chai lại, sau đó ném xuống biển. Cái chai sẽ trôi dạ vào tay ai đó, và

người ấy sẽ đến ứng cứu. Trời đất, thế cậu tưởng khi bị đắm tàu người ta sẽ làm cách nào để thoát

chết đây? Phó mặc tất cả cho may rủi chắc? Không đâu cậu ơi !”

“Ra thế.” Annika nói.

Chẳng mấy chốc cả bọn đến bên chiếc hồ nhỏ mà ở giữa hồ có một hòn đảo nhỏ bỏ hoang. Đúng lúc

này mặt trời rẽ mây chiếu xuống đám cây cỏ xanh tươi những tia nắng hiền hoà ấm áp.

“Đây quả là một trong những hòn đảo hoang đáng yêu nhất mà tớ từng thấy.” Pippi thốt lên.

Nó nhanh nhẹn thả con thuyền xuống mặt hồ, tháo đồ đạc khỏi lưng ngựa và xếp tất cả vào lòng

thuyền. Annika, Thomas và Ông Nilsson nhảy luôn xuống thuyền. Pippi vuốt ve lưng ngựa.

“Ngựa yêu của tao, dù muốn lắm nhưng tao không thể mời mày cùng ngồi trên thuyền được. Tao hy

vọng mày biết bơi. Rất dễ thôi mà, Mày chỉ càn làm như thế này này !”

Rồi cứ thế nguyên váy áo như vậy, Pippi nhảy ùm xuống nước, sải tay bơi một quãng.

“thích lắm, mày cứ tin tao đi! Nếu mày muốn thích hơn nữa thì có thể giả vờ làm cá voi. Như thế này

này!”

Pippi hớp đầy một mồm nước, lật người bơi ngửa, rồi phun nước lên như bồn phun nước. Xem ra

con ngựa không thấy màn trình diễn của cô chủ có gì đặc biệt vui nhộn, nhưng khi Pippi đã trèo lên

thuyền và bắt đầu chèo thuyền đi, nó liền nhảy xuống nước nơi theo. Tuy nhiên nó không chơi trò cá

voi. Lúc cả bọn gần đến đảo, Pippi kêu lên. “Toàn thuỷ thủ đoàn hãy cầm lấy bơm!” một giây sau nó

lại thét: “Vô ích thôi! Chúng ta phải rời tàu ngay! Mạnh ai người nấy tự thoát lấy thân!”

Nó trèo lên mạn đuôi thuyền, cắm đầu nhảy xuống nước. Ngay sau đó nó lại ngoi lên, túm lấy dây

neo thuyền và bơi vào bờ.

“Bằng mọi giá tớ phải cứu cho được số lương thực. Thuỷ thủ đoàn có thể ở lại trên boong tàu,” Pippi

nói. Đoạn nó neo chặt con thuyền vào một tảng đá rồi giúp Thomas và Annika lên bờ. Ông Nilsson

không cần giúp.

“Một phép lạ đã xảy ra!” Pippi reo lên. “Chúng ta đã được cứu sống! Ít nhất là cho đến lúc này. Hy

vọng ở đây không có giống dân ăn thịt người và sư tử!”

Cả con ngựa cũng đã bơi đến đảo. Nó lên khỏi mặt hồ và rũ nước khỏi thân mình.

“Chà, chúng ta đã có viên hoa tiêu số một đây rồi,” Pippi hài lòng nói. “Hãy họp tham mưu thôi!”

Nó lôi khẩu súng lục mà nó đã tìm được trong chiếc hòm thuỷ thủ lăn lóc trên sàn Biệt thự Bát nháo

ra khỏi cái bao tải. Lăm lăm khẩu súng trong tay, mắt cảnh giác thăm dò tứ phía, Pippi thận trọng

tiến lên.

“Có chuyện gì à Pippi?” Annika lo lắng hỏi.

“Tớ nghĩ tớ vừa nghe tiếng một gã ăn thịt người gầm gừ.” Pippi đáp. “Cẩn thận không bao giờ thừa.

Thật chẳng bõ công nếu vừa mới thoát chết đuối lại phải lập tức làm mồi cho một gã ăn thịt người!”

Nhưng chẳng thấy kẻ ăn thịt người nào cả.

“Ha, chúng đã rút lui và nấp vào nơi phục kích rồi” Pippi nói, “Hoặc chúng đang ngồi tra cứu sách

dạy nấu ăn xem sẽ chế biến bọn mình thành những món gì. Tớ có thể nói để các cậu biết, chúng mà

dọn thịt tớ lên cùng với cà rốt thì tớ sẽ không đời nào tha thứ cho chúng. Tớ không chịu đựng nổi cà

rốt.”

“Hu, Pippi ơi, cậu cũng ghét cà rốt lắm hả? Nhưng bây giờ dù thế nào bọn mình cũng phải dựng lều

thôi.

Lát sau lều đã được dựng xong, Thomas và Annika sung sướng chui ra chui vào. Cách lều một

quãng, Pippi quây những hòn đá thành vòng tròn, đoạn xếp vào giữa mấy thanh củi và vài mẩu gỗ.

“Tuyệt quá ! bây giờ chúng mình sẽ đốt lửa trại à ?” Annika reo lên.

“Ừ, tất nhiên!” Pippi nói và nhặt hai mẩu gỗ chà lấy chà để vài nhau. Thomas chăm chú theo dõi.

“Ôi chao Pippi!” Cậu hoan hỉ reo lên. “Cậu định đánh lửa như những người man rợ vẫn làm phải

không?”

“Không, nhưng các ngón tay tớ đang lạnh cóng đây này.” Pippi đáp, “Nếu tớ chăm chà xát thì chúng

sẽ được sưởi ấm chẳng kém gì lửa trại. Mà không hiểu tớ đã nhét diêm vào đâu rồi nhỉ?”

Lát sau, ngọn ngửa trại đã vui vẻ nhảy nhót, và Thomas nói rằng cậu thấy ấm cúng và dễ chịu kinh

khủng.

“Ừ, và ngọn lửa sẽ ngăn không cho thú dữ đến gần bọn mình.” Pippi bảo.

Annika giật mình hoảng sở.

“Thú dữ nào kia?” Cô bé hỏi, giọng run rẩy.

“Muỗi ấy,” Pippi vừa đáp vừa trầm ngâm gãi gãi một nốt muỗi đốt to tướng trên đùi.

Annika thở phào nhẹ nhõm.

“Phải, đương nhiên cả sư tử nữa.” Pippi tiếp, ” Nhưng lửa không ngăn được trăn và trâu rừng Châu

Mỹ.” Nó vuốt ve khẩu súng lục. “Nhưng cậu cứ tên trí đi, Annika, với khẩu súng này chắc chắn bọn

mình sẽ tự vệ ngon lành, dù một con chuột đồng có mò tới đi chăng nữa.”

Bấy giờ Pippi dọn cà phê và bánh mì bơ ra. Bọn trẻ ngồi bên đống lửa ăn uống thật thoải mái. Ông

Nilsson ngồi trên vai Pippi, cùng ăn. Chốc chốc con ngựa lại thò mõm tới và được đút cho một

miếng bánh hoặc ít đường. Ngoài ra nó có bao nhiêu cỏ tươi để gặm.

Trời đầy mây, giữa các lùm cây bắt đầu tối đi. Annika ngồi nhích lại càng gần Pippi càng tốt. Lửa hắt

những cái bóng nom thật kỳ dị. Dường như bóng tối bên ngoài phạm vi nho nhỏ mà ánh lửa rọi sáng

đang rình rập bọn chúng.

Annika run rẩy. Nhỡ sau bụi tùng kia có một kẻ ăn thịt người đang nấp? Hay một con sư tử đang náu

mình sau tảng đá to kia?

Pippi đặt tách cà phê xuống.

“Mười lăm con ma trên nóc hòm người chết

Hô hô hô và một chai rượu chát”

Pippi cất giọng khàn khàn hát, khiến Annika càng run tợn.

“Bài hát này trong một cuốn sách mà tớ có,” Thomas nói. “Viết về cướp biển”

“Ồ, vậy sao?” Pippi ngạc nhiên thích thú. “Thế thì chắc chắn là chú Fridof đã viết nói rồi, vì tớ đã

học bài hát từ chính chú ấy. Biết bao nhiêu lần trong những đêm đầy sao, tớ ngồi trên tàu của bố,

ngay trên đầu là chòm sao chữ thập, còn bên cạnh là chú Fridof ngồi hát:

“Mười lăm con ma trên nóc hòm người chết

Hô hô hô và một chai rượu chát”

Pippi lại cất giọng hát khàn khàn.

“Pippi, hễ cậu hát lên câu đó tớ lại thấy kỳ cục sao ấy.” Thomas nói, “nghe vừa rờn rợn, vừa tuyệt

vời.”

“Em chỉ thất rợn,” Annika nói. “Tuy nhiên… cũng có phần tuyệt.”

“Khi nào lớn, tớ sẽ ra biển” Thomas tuyên bố dứt khoát. “tớ muốn trở thành cướp biển, y như cậu

vậy, Pippi ạ.”

 

“Tốt lắm,” Pippi nói. “Cả hai đứa mình sẽ trở thành nỗi kinh hoàng của biển Ca-ri-bê, Thomas ạ. Tụi

mình sẽ cướp vàng bạc, châu báu và sẽ cất giấu kho báu sâu tít trong một cái hang trên một hòn đảo

hoang ngoài Thái Bình Dương, có ba bộ xương người canh giữ. Tụi mình sẽ có một lá cờ mang hình

đầu lâu với hai khúc xương bắt chéo, và sẽ cất cao tiếng hát bài Mười lăm con ma, khiến thiên hạ

nghe rõ từ đầu này đến tận đầu bên kia của Đại Tây Dương, và tất thảy dân đi biển đều mặt cắt

không còn hột máu khi nghe tiếng tụi mình, họ sẽ tự hỏi không biết có nên đâm đầu xuống biển để

tránh cuộc báo thù đẫm máu, đẫm đẫm máu của tụi mình hay không!”

“Phải, thế còn tớ?” Annika hỏi giọng than vãn. “Tớ không có gan trở thành cướp biển. Tớ biết làm gì

đây?”

“Ô, dù thế nào cậu cũng đi theo được mà.” Pippi đáp, cậu sẽ phủi bụi đàn dương cầm.”

Ngọn lửa lụi dần rồi tắt hẳn.

“Đã đến lúc chui vào lều rồi.” Pippi nói.

Nó tha vào trong lều nhiều cành thông để lót một lớp dày dưới đất, rồi trải nhiều lớp chăn lên trên.

“Mày có muốn cùng vào nằm trong lều không?” Pippi hỏi con ngựa. “Hay mày thích đứng dưới tán

cây ngoài trời với một tấm chăn phủ trên lưng hơn? Mày bảo rằng mày sẽ phát ốm nếu nằm trong lều

hả? Thôi thì tuỳ mày.” Nó âu yếm vỗ mông con ngựa.

Chỉ lát sau, ba đứa trẻ và Ông Nilsson đã nằm cuộn chăn trong lều. Bên ngoài, tiếng nước vỗ vào bờ

ì oạp.

“Các cậu có nghe tiếng sóng biển không?” Pippi hỏi đầy mơ mộng.

Trong lều tối như hũ nút, Annika nắm chặt tay Pippi để cảm thấy đỡ sợ. Trời bỗng đổ mưa. Mưa rào

rào trên mái lều, nhưng trong lều khô ráo và ấm áp, nên cảm giác nghe tiếng mưa càng dễ chịu. Pippi

đi ra ngoài, phủ thêm chăn cho con ngựa. Con ngựa đứng dưới một cây thông tán lá ken dày đến nỗi

không hề bị dính mưa.

“Tụi mình sướng thật đấy.” Thomas xuýt xoa khi Pippi trở vào lều.

“Ừ,” Pippi nói. “Xem tớ nhặt được cái gì dưới một tảng đá này! Ba thanh sôcôla nhé!”

Ba phút sau Annika đã ngủ thiếp đi, mồm vẫn ngậm đầy sôcôla, tay nắm chặt Pippi.

“Tối nay bọn mình quên đánh răng rồi.” Thomas nói, đoạn cũng chìm vào giấc ngủ.

Khi Thomas và Annika tỉnh dậy, Pippi đã biến đâu mất. Chúng vội bò ra khỏi lều. Mặt trời toả sáng.

Trước lều bập bùng một đống lửa mới, và Pippi đang ngồi đó nướng thịt chân giò và đun cà phê.

“Chúc mừng! Chúc Lễ phục sinh vui vẻ!” Nó nói khi trông thấy Thomas và Annika.

“Nào, hôm nay có phải ngày Phục sinh đâu!” Thomas nói.

“Thế hả.” Pippi đáp. ” Vậy thì để dành sang năm vậy.”

Mùi thịt nướng và cà phê thơm nức xộc vào mũi Thomas và Annika. Chúng ngồi xếp chân bằng tròn

quanh ngọn lửa, Pippi đưa cho chúng thịt, trứng và khoai tây. Sau đó cả bọn uống cà phê và ăn bánh

ngọt. Chưa từng có bữa điểm tâm sáng nào ngon đến thế.

“Tớ thấy bọn mình sướng hơn Robinson” Thomas nhận xét.

“Ừ, và nếu chốc nữa bọn mình lại có thêm món cá tươi để ăn trưa nữa, thì tớ e rằng Robinson sẽ tái

mặt đi vì ghen tị đấy.”

“Ê, tớ không thích ăn cá.” Thomas nói.

“Tớ cũng không,” Annika phụ hoạ.

Nhưng Pippi đã nhặt một cành cây vót thành một cái que dài và mảnh, buộc vào đầu que một sợi dài,

uốn một cái ghim nhọn thành hình lưỡi câu, móc vào lưỡi câu một mẩu vụn bánh mì, rồi ra ngồi trên

tảng đá sát mép nước.

“Giờ bọn mình hãy chờ xem.” Nó nói.

“Cậu định câu con gì?” Thomas hỏi.

“Cá mực. Một món đặc sản không gì sánh được.” Pippi đáp. Nó ngồi suốt cả tiếng đồng hồ mà chẳng

thấy con cá mực nào chịu đớp mồi. Một con cá rô mon men bơi đến gần, ngửi ngửi mẩu vụn bánh,

nhưng Pippi đã nhanh tay giật cần cầu lên.

“Đừng hòng nhé, anh bạn trẻ,” nó nói. “Một khi tao đã bảo cá mực thì có nghĩa là cá mực. Mày đừng

có mà tìm cách ăn chực!”

Lát sau nó quẳng cả cần câu xuống hồ.

“Các cậu gặp may đấy,” nó nói. “Như tớ thấy thì chắc bọn mình phải dùng tạm bánh trứng thịt mỡ

thôi. Lũ cá mực hôm nay đến là ương ngạnh.” Thomas và Annika vô cùng mãn nguyện. Nước hồ lấp

lánh dưới ánh mặt trời như mời gọi.

“Tụi mình tắm chứ?” Thomas đề nghị.

Pippi và Annika lập tức đồng ý. Nước rất lạnh. Thomas và Annika vừa ngó ngón chân cái xuống đã

vội rút lên.

“Tớ biết cách này hay hơn,” Pippi nói.

Ngay sát mép nước có một ghềnh đá, trên ghềnh đá mọc một cái cây với những cành lá rủ xuống mặt

hồ. Pippi trèo lên cây, buộc một sợi thừng vào một cành cây.

“Người ta làm thế này này!” Nó túm lấy sợi thừng, đu người ra và tuột theo sợi thừng rơi tòm xuống

nước.

“Người ta bị nhấn chìm như thế đấy,” Pippi hoan hỉ reo khi ngoi lên.

Thoạt đầu Thomas và Annika hơi lưỡng lự, nhưng thấy trò này vui quá nên chúng quyết định thử

xem sao. Và sau khi đã thử một lần, chúng dường như không thể dừng được nữa, vì chơi rồi mới

thấy còn vui hơn là chúng tưởng. Ông Nilsson cũng muốn tham gia. Con khỉ tụt theo sợi thừng

xuống dưới, nhưng một giây trước khi rơi tõm xuống nước, nó quay ngoắt người và cuống cuồng leo

ngược lên trên. Nó cứ diễn mãi trò đó, mặc dù bọn trẻ chê nó hèn nhát ầm ĩ. Sau đó Pippi lại nảy

sáng kiến ngồi lên một mảnh gỗ, rồi trượt từ ghềnh đá xuống nước. Trò này cũng nhộn, vì khi người

rơi xuống nước nghe đánh ùm rất to.

“Liệu Robinson có ngồi trên một mảnh gỗ để trượt như bọn mình không nhỉ?” Pippi hỏi khi sắp trượt

từ đỉnh ghềnh đá xuống.

“Không, ít nhất cũng không thấy trong sách kể.” Thomas đáp.

“Lẽ ra tớ phải sớm nghĩ tới điều đó,” Pippi nói. “Tớ cảm thấy ông ta bị đắm tàu cách đây chưa lâu.

Thế suốt ngày ông ta làm trò gì? Chơi cờ ca-rô chăng? Ê, tớ phi xuống đây này”.

Pippi trượt xuống, túm bím tóc đỏ bay phần phật quanh đầu.

Sau khi bơi lội thoả thuê, bọn trẻ quyết định thám hiểm kỹ càng hòn đảo hoang này. Cả ba đứa ngồi

lên lưng ngựa, bắt đầu phi nước đại, hết lên lại xuống dốc, xuyên các bụi cây, những đám thông rậm

rịt, những vũng lầy và qua các khoảng rừng thưa xinh đẹp, nơi có bao nhiêu là hoa cỏ. Pippi tay lăm

lăm khẩu súng lục, chốc chốc lại bắn một phát, khiến con ngựa giật mình nhảy dựng lên.

“Đi đời một con sư tử,” Pippi hài lòng nói, hoặc ” Giờ tận số của tên ăn thịt người kia đã điểm.”

“Tớ chỉ muốn hòn đảo này mãi mãi thuộc về bọn mình” Thomas nói khi cả bọn đã trở lại lều và Pippi

bắt tay vào làm món bánh trứng thịt mỡ.

Pippi và Annika cũng chia sẻ mong muốn của Thomas. Món bánh trứng thịt mỡ rất ngon khi ăn ngay

trên chảo. Không có đĩa lẫn dao nĩa, Annika hỏi:

“Bọn mình có được phép ăn bằng tay chăng?”

“Theo tớ thì cứ ăn thoải mái đi.” Pippi nói. “Riêng tớ muốn giữ thói quen cổ xưa, ăn bằng mồm.”

“Ôi, cậy thừa hiểu ý tớ mà!” Annika kêu lên.

Cô bé thò bàn tay nhỏ xinh bốc một chiếc bánh trứng và đưa lên miệng ăn ngon lành.

Rồi trời lại tối, đám lửa trại đã tắt. Nép sát vào nhau, mặt mũi nhoe nhoét bánh trứng, bọn trẻ nằm

trong chăn ấm. Một ngôi sao lớn rọi ánh sáng qua một kẽ lều. Tiếng sóng biển ru chúng vào giấc

ngủ.

“Hôm nay bọn mình phải về nhà rồi.” Sáng hôm sau Thomas buồn rầu bảo.

“Chán thật đấy,” Annika nói. ” Em muốn ở lại đây suốt mùa hè. Nhưng hôm nay bố mẹ về nhà rồi.”

Sau bữa sáng , Thomas tản bộ ra mép hồ. Bỗng cậu kêu thét lên. Chiếc thuyền! Chiếc thuyền đã

không cánh mà bay ! Annika vô cùng hoảng hốt. Chúng làm sao rời khỏi đảo được đây? Đương

nhiên nó rất muốn ở lại trên đảo cả mùa hè, nhưng khi biết rằng mình không thể về nhà lại là chuyện

hoàn toàn khác. Mẹ tội nghiệp sẽ nói gì khi phát hiện Thomas và Annika đã biến mất? Nghĩ đến đó,

hai mắt Annika đẫm lệ.

“Cậu làm sao thế Annika?” Pippi hỏi. “Cậu hình dung thế nào về một vụ đắm tàu chứ? Cậu nghĩ sao,

Robinson sẽ nói gì nếu một con tàu đến đón ông ta sau hai ngày ông ta sống trên hoang đảo? Thưa

ngài Crusoe, xin rước ngài lên tàu, ngài đã được cứu sống, đã tắm rửa, cạo râu và sẽ còn được cắt

móng chân nữa ạ! Không, cảm ơn! Tớ tin chắc ông Crusoe sẽ bỏ chạy và trốn sau một bụi cây. Vì

khi ai đó đã đến được một hoang đảo, thì anh ta nhất định muốn nán lại đấy ít nhất là bảy năm.”

Những bảy năm! Annika rùng mình, còn Thomas vẻ lo nghĩ.

“Phải, tớ không muốn nói là bọn mình – ai biết được – sẽ phải ở lại đây bao lâu,” Pippi an ủi. “Khi

nào Thomas đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự, thì hẳn bọn mình sẽ lại phải xuất hiện thôi, ấy là tớ nghĩ

thế. Nhưng có lẽ cậu ấy có thể tạm lui nhập ngũ một, hai năm chẳng hạn.”

Annika mỗi lúc càng thêm tuyệt vọng. Pippi trầm ngâm nhìn cô bé.

“Nếu cậu thấy chuyện này nghiêm trọng đến thế.” Nó nói, “thì không còn lối thoát nào khác ngoài

việc đút thư vào vỏ chai gửi đi.”

Nó lôi cái vỏ chai từ trong bao tải ra, rồi tìm mãi cũng được mảnh giấy và một cái bút chì. Nó đặt tất

cả lên một tảng đá trước mặt Thomas.

“Cậu viết đi,” nó nói. “Cậu viết thạo hơn tớ.”

“Ừ, nhưng tớ biết viết gì đây?” Thomas hỏi.

“Để xem nào,” Pippi nghĩ ngợi, “Cậu có thể viết là: Hãy cứu chúng tôi trước khi chúng tôi bỏ mạng!

Đã hai ngày nay không có thuốc hít, chúng tôi đang khố khổ trên đảo này.”

“Không được đâu Pippi, bọn mình không thể viết như thế!” Thomas nói đầy trách móc.

“Điều đó không đúng sự thật.”

“Thế sự thật thì thế nào?” Pippi vặn lại.

“Nhưng bọn mình không thể viết không có thuốc hít được.” Thomas nói.

“Không ư ? Cậu có thuốc hít à ?”

“Không” Thomas đáp.

“Annika có thuốc hít không?”

“Không, tất nhiên là không, nhưng…”

“Hay có lẽ tớ có thuốc hít chăng?” Pippi hỏi.

“Không, điều này có thể đúng,” Thomas đáp. “Nhưng bọn mình đâu có cần thuốc hít.”

“Thế sao! Tớ muốn cậu viết đúng như sau : Đã hai ngày nay không có thuốc hít…”

“Nhưng nếu tớ viết như vậy, mọi người chắc chắn sẽ tưởng rằng bọn mình hít thuốc.” Thomas nói.

“Cậu nghe rõ đây Thomas. Hãy trả lời tớ câu hỏi này: Những người nào có ít thuốc hít hơn, những

người hít thuốc hay những người không hít thuốc?”

“Những người không hít thuốc, tất nhiên rồi.” Thomas đáp.

“Nào, thế thì việc gì cậu phải nhặng xị lên như vậy?” Pippi nói. ” Hãy viết như tớ bảo đi!”

Thomas bèn viết : ” Hãy cứu chúng tôi trước khi chúng tôi bỏ mạng! Đã hai ngày nay không có

thuốc hít, chúng tôi đang khốn khổ trên đảo này.” Pippi cầm lấy mảnh giấy, gấp đút vào trong chai,

nút lại và ném cái chai xuống nước.

“Chẳng mấy nữa những người cứu mạng bọn mình sẽ có mặt ở đây.” Pippi nói.

Cái chai trôi đi, nhưng chỉ được một quãng đã bị mắc lại ở một chùm rễ cây sát mép nước.

“Bọn mình phải ném nó ra xa nữa.” Thomas đề nghị.

“Đó là điều ngu xuẩn nhất mà bọn mình có thể làm.” Pippi nói. ” Vì nếu cái chai trôi xa quá, những

người đến cứu sẽ không biết bọn mình ở đâu mà tìm. Nhưng nếu cái chai nằm đó, bọn mình có thể

gào to gọi họ khi trông thấy và nhặt cái chai, thế là bọn mình được họ cứu tức thì.” Pippi bèn ngồi

xuống, ” Tốt nhất là bọn mình không rời xa khỏi cái chai.”

Thomas và Annika ngồi xuống cạnh nó. Nhưng mười phút sau Pippi lại bảo: ” Dễ thường họ tưởng

bọn mình không còn việc gì khác ngoài việc ngồi đây mà chờ được cứu chắc. Họ đang chui rúc ở đâu

thế không biết?”

“Ai cơ?” Annika hỏi.

“Những người phải cứu bọn mình ấy. Một sự cẩu thả đáng ghét, vì nghĩ cho kỹ đây là vấn đề mạng

sống con người!”

Annika gần như tin rằng mình sẽ phải chết dần chết mòn trên hòn đảo này. Nhưng bỗng Pippi giơ

ngón tay trỏ lên trời, kêu toáng lên: ” Trời đất, sao tớ đãng trí thế kia chứ! Sao tớ lại có thể quên nó

được nhỉ?”

“Quên cái gì?” Thomas hỏi.

“Chiếc thuyền!” Pippi đáp. “Tối qua, khi các cậu ngủ rồi, tớ đã vác nó lên đảo mà!”

“Nhưng cậu làm thế để làm gì vậy?” Annika trách móc.

“Tớ sợ thuyền bị ướt.” Pippi đáp.

Loáng một cái nó đã lôi chiếc thuyền được cất chu đáo dưới một gốc thông ra. Vừa ném thuyền

xuống hồ, nó vừa làu bàu: “Đấy, bây giờ họ cứ việc vác xác đến. Vì nếu bây giờ họ mới mò đến cứu

bọn mình, thì họ chỉ mất công vô ích. Vì bọn mình đã tự cứu rồi. Đáng đời họ! Họ cần ghi nhớ để lần

sau nhanh chân lên một tí.”

“Hy vọng chúng tớ về nhà trước bố mẹ. Nếu không bố mẹ tha hồ lo lắng” Annika nói khi cả bọn đã

ngồi trên thuyền và Pippi vung rất khoẻ mái chèo, chèo thuyền đi.

“Tớ không nghĩ thế.” Pippi nói.

Nhưng ông bà Settergren, bố mẹ của Thomas và Annika, đã về đến nhà trước lũ trẻ nửa giờ. Chẳng

thấy Thomas và Annika đâu. Nhưng trong hòm thư nhà họ có một mảnh giấy viết như sau:

“Kác bák đừn ngĩ kác kon kuở kác bák đã trết hay mấd tík, vỳ kông pải tế. Chỷ đắn thyền 1 tí thôy và

sắph vè nkà, tráu sin thề.

Pippi sin trào.”

 

Chương 5 – Pippi đi Hội chợ

Trong thị trấn nhỏ đang có hội chợ. Mỗi năm hội chợ được mở một lần, và lần nào tất cả lũ trẻ của

thị trấn cũng sướng mê vì lại có dịp vui chơi thoả thích. Vào ngày hội chợ thị trấn trông khác hẳn

ngày thường. Người tấp nập mọi nẻo, cờ quạt chăng khắp phố, trên quảng trường chợ dựng lên cơ

man là quầy hàng, nơi bạn tha hồ chọn mua những món hàng tuyệt vời nhất. Thị trấn sôi động và

nhộn nhịp đến nỗi chỉ đi trên phố không thôi đã thấy vui và nhớ mãi. Nhưng thú vị nhất trong tất cả

là khoảng trống vui chơi rộng lớn ngay bên Sở Thuế với những chiếc đu quay, những quầy bắn súng,

nhà bạt biểu diễn và nhiều trò vui không đếm xuể khác. Rồi còn bầy thú của gánh xiếc với đủ các

loài vật nữa chứ: nào hổ, nào trăn, nào khỉ, nào sư tử biển. Khi đứng trước khu vực này, bạn sẽ nghe

những tiếng động kỳ lạ, những tiếng gừ gừ, những tiếng gầm mà bạn chưa từng nghe thấy trong đời.

Nếu có tiền, bạn có thể đi vào bên trong và nhìn ngắm tất cả.

Chẳng có gì lạ, vào sáng hôm hội chợ, khi Annika diện váy áo tề chỉnh rồi, chiếc nơ trên đầu cô bé

cứ run lên vì nó quá hồi hộp. Còn Thomas vội vã đến suýt nuốt chửng cả miếng bánh kẹp pho-mát.

Mẹ của Thomas và Annika hỏi chúng có muốn cùng bà đi chơi hội chợ không, nhưng cả hai đứa cứ

ngần ngừ lảng tránh rồi nói rằng nếu mẹ không phản đối, chúng muốn đi với Pippi hơn.

“Vì em biết không, anh nghĩ sẽ vui hơn nhiều nếu có Pippi bên cạnh,” Thomas nói khi hai anh em

lách mình qua cánh cổng vườn Biệt thự Bát nháo.

Annika cũng nghĩ thế.

Pippi đã ăn mặc chỉnh tề, đứng giữa bếp chờ hai đứa. Cuối cùng thì Pippi cũng đã tìm thấy chiếc mũ

to như bánh cối xay của nó. Té ra chiếc mũ nằm trong kho củi thật.

“Tớ quên mất là mới đây tớ đã đội nó khi khuân củi vào kho,” Pippi vừa nói vừa ấn chiếc mũ sụp

xuống mắt. “Trông tớ không tuyệt lắm sao?”

Thomas và Annika không thể phủ nhận điều đó. Pippi đã dùng than tô đen lông mày, môi và móng

tay thì bôi phẩm đỏ. Rồi nó diện một chiếc váy vũ hội rất đẹp dài quét đất. Cổ váy xẻ sâu, để lộ chiếc

áo lót đỏ chóe. Bên dưới gấu váy thò ra đôi giày đen to tổ bố của Pippi, đôi giày nom đỏm dáng hơn

bình thường vì cô chủ đã thắt ngang chúng những dải nơ màu xanh lá cây chỉ được sử dụng trong

những dịp long trọng.

“Theo tớ, cần phải có vẻ ngoài như một-quý-bà-thật-sự-thanh-lịch khi đi hội chợ,” Pippi nói và bước

loi choi trên phố, duyên dáng hết mức có thể trên đôi giày to đùng to đoàng. Tay nâng gấu váy, chốc

chốc Pippi lại thốt lên bằng cái giọng lạ tai so với hàng ngày:

“Tuyệt diệu! Mê hồn!”

“Cậu tấm tắc khen cái gì mê hồn thế?” Thomas hỏi.

“Là tớ đấy!” Pippi hài lòng đáp.

Với Thomas và Annika, mọi thứ trong ngày hội chợ đều tuyệt vời. Thật sung sướng khi được chen

lấn xô đẩy giữa dòng người trên phố, được đi hết quầy này qua quầy khác, thoả thích ngắm nghía tất

cả những thứ bày ra ở đó. Pippi mua tặng Annika một chiếc khăn quàng cổ bằng lụa đỏ, còn Thomas

được một chiếc mũ lưỡi trai đúng như chiếc mũ cậu vẫn ao ước bấy lâu nhưng mẹ không chịu sắm

cho cậu. Tại một quầy khác, Pippi mua hai lọ thuỷ tinh hình tròn đựng đầy những viên đường màu

hồng và màu trắng.

“Ồ, cậu đáng yêu quá, Pippi!” Annika thốt lên, tay ghì chặt lọ đường của nó vào bụng.

“Ồ phải, tuyệt diệu, mê li!” Pippi vừa nói vừa hãnh diện nâng gấu váy.

Một dòng người đang đổ về phía Sở Thuế, trong đó có Pippi, Thomas và Annika.

“Ở đây mới náo nhiệt làm sao!” Thomas phấn chấn kêu lên. Tiếng nhạc phát ra từ những chiếc hòm

quay tay, đu quay xoay tròn, rồi mọi người cười đùa, gọi nhau í ới. Trò chơi ném lao và đập vỡ đồ sứ

đang lúc sôi nổi nhất. Người ta chen chúc bên những quầy bắn súng để trổ tài thiện xạ.

“Tớ muốn xem trò này gần hơn một tí,” Pippi nói, tay kéo Thomas và Annika đến trước một quầy

bắn súng. Đúng lúc này ở đây chẳng có khách nào, còn cái bà đứng phát súng và thu tiền thì mặt mũi

đến là cau có. Ba đứa trẻ không phải những vị khách mà bà ta mong đợi, thành thử bà ta chẳng mảy

may để ý đến chúng. Pippi thích thú ngắm nghía tấm bia. Đó là hình một ông già to béo bằng bìa,

mặc áo choàng xanh lơ, mặt tròn xoay như hòn bi và giữa mặt là cái mũi đỏ chóe. Đó chính là cái

đích cần bắn trúng. Nếu ai đó không thể bắn trúng mũi, thì chí ít cũng phải cố bắn trúng gần quanh

đó. Những phát đạn không trúng mặt bị coi như trượt.

Dần dần người đàn bà phát cáu vì mấy đứa cứ đứng đấy không chịu đi. Bà ta muốn thấy những vị

khách biết bắn súng và biết trả tiền kia.

“Bọn bay vẫn đứng ì thần xác ra đấy à?” Bà ta tức tối hỏi.

“Đâu ạ, chúng cháu đang ngồi trên quảng trường chợ cắn hạt dẻ đấy chứ,” Pippi đáp.

“Sao bọn bay cứ đứng trố mắt ra thế?” Bà ta càng tức tợn, hỏi. “Hay bọn bay đợi có người đến để

xem họ bắn súng?”

“Không, chúng cháu đợi xem bà trồng cây chuối đấy chứ,” Pippi nói.

Đúng lúc đó một khách hàng bước đến. Gã ăn mặc bảnh bao, chiếc dây chuyền vàng lõng thõng

trước bụng. Gã cầm một khẩu súng, nâng nâng trên tay ước lượng nặng nhẹ.

“Phải bắn liền một tràng hay không đây?” Gã hỏi, cốt khoe mình am hiểu chuyện súng ống.

Gã nhìn quanh, muốn xem xem mình có khán giả không. Nhưng chẳng có ai ngoài Pippi, Thomas và

Annika.

“Nhìn đây, bọn nhóc!” Gã nói. “Bây giờ chúng mày có thể chiêm ngưỡng bài học đầu tiên về nghệ

thuật bắn súng. Người ta làm thế này đây!”

Gã nâng khẩu súng lên sát má. Phát đạn đầu tiên bắn ra – trượt quách! Phát thứ hai – cũng trượt. Phát

thứ ba, rồi thứ tư – lại bay vèo đi đằng nào! Phát thứ năm trúng mãi dưới cằm người đàn ông bằng

bìa.

“Súng như dở hơi,” gã đàn ông bảnh bao tức giận quăng khẩu súng đi. Pippi nhặt lấy và lắp đạn.

“Ôi, ông chú mới tài làm sao!” Nó nói. “Để lần khác tớ sẽ làm y như chú đã dạy chúng mình. Chứ

không phải làm như thế này!”

Pằng, pằng, pằng, pằng, pằng! Cả năm viên đạn găm trúng mũi người đàn ông bằng bìa. Pippi đưa bà

chủ quầy một đồng tiền vàng rồi bỏ đi.

Đu quay đẹp ơi là đẹp, đến nỗi vừa thoạt nhìn thấy, cả Thomas và Annika đều sững sờ đến nín thở.

Có những chú ngựa gỗ màu đen, trắng và nâu để trẻ con cưỡi lên. Chúng có những cái bờm ra bờm

và trông chúng gần như ngựa đang sống hẳn hoi. Chúng lại còn đủ cả yên cương. Trẻ con tha hồ

chọn con nào mình thích. Pippi mua hết một đồng tiền vàng vé đu quay. Người ta đưa nhiều vé đến

nỗi Pippi không nhét nổi vào chiếc ví to của nó.

“Tớ mà trả thêm một đồng vàng nữa, chắc tớ làm chủ luôn cái đu quay này,” Pippi bảo Thomas và

Annika lúc đó đang đứng đợi nó.

Thomas chọn một con ngựa ô, Annika một con ngựa bạch. Pippi đặt Ông Nilsson lên một con ngựa ô

trông thật dữ dằn. Ông Nilsson lập tức bới bờm con ngựa tìm xem có bọ không.

“Ông Nilsson cũng đi đu quay à?” Annika ngạc nhiên hỏi.

“Tất nhiên!” Pippi đáp. “Giá mà biết sớm, có phải tớ đã tha cả con ngựa của tớ theo rồi không. Thay

đổi không khí một chút chỉ tốt cho nó. Một con ngựa cưỡi một con ngựa, đó hẳn sẽ là điều hết sức

đặc biệt!”

Nói đoạn Pippi nhảy phắt lên lưng một con ngựa màu nâu, và chỉ nháy mắt sau đu quay bắt đầu

chuyển động trong khi chiếc hòm quay tay phát ra lời hát: “Bạn còn nhớ đến tuổi thơ của chúng ta

chăng?

Thomas và Annika thấy trò đu quay thật tuyệt. Pippi xem ra cũng hài lòng. Nó trồng cây chuối ngay

trên yên ngựa, hai chân chổng lên trời, khiến chiếc váy dạ hội vốn dài chấm gót tuột dồn hết xuống

cổ. Những người đứng xem bên đu quay giờ chỉ còn thấy trên mình Pippi độc chiếc áo lót màu đỏ và

chiếc quần con xanh lơ chấm trắng, hai cẳng chân gày gò dài nghêu của nó bên xỏ tất đen, bên xỏ tất

sọc ngang, còn đôi giày đen to tướng cứ khua loạn xị.

“Một quý-bà-thật-sự-thanh-lịch thì phải đi đu quay như thế chứ!” Pippi nói khi hết vòng quay đầu

tiên.

Ba đứa chơi đu quay suốt cả tiếng đồng hồ, nhưng rồi Pippi bắt đầu hoa mắt và kêu rằng thay vì một

chiếc đu quay nó lại trông thấy những ba chiếc!

“Thật khó quyết định sẽ chọn chiếc nào trong ba chiếc,” nó nói. “Nên tớ nghĩ tụi mình đi chỗ khác

thôi.”

Còn thừa bao nhiêu vé Pippi đem cho hết bọn trẻ con đang đứng chầu quanh đấy nhưng chưa được

lên đu quay chỉ vì không có tiền.

Một người đàn ông đứng trước một căn lều bạt gần đó, miệng rao:

“Màn trình diễn mới sẽ bắt đầu sau năm phút nữa! Xin quý vị chớ bỏ lỡ dịp thưởng thức vở kịch hấp

dẫn có một không hai: “Vụ sát hại nữ bá tước Aurora” hay còn gọi là “Ai đang rình rập trong bụi

rậm?”

 

 

“Nếu có kẻ đang rình rập trong bụi rậm thì tụi mình phải tìm cho ra hắn là ai, và tìm ngay lập tức,”

Pippi bảo Thomas và Annika. “Nào, tụi mình vào xem thôi.”

Nó đi đến quầy vé.

“Cháu có thể vào rạp mà chỉ trả nửa tiền vé, nếu cháu hứa sẽ chỉ xem bằng một mắt không ạ?” Pippi

bỗng nổi máu tiết kiệm, hỏi. Nhưng cô bán vé không chịu.

“Tớ chẳng thấy bụi rậm nào, cũng chẳng thấy ai rình rập sất,” Pippi nói vẻ không vui, khi nó cùng

Thomas và Annika đã ngồi vào chỗ ngay trước màn sân khấu.

“Thì đã bắt đầu diễn đâu,” Thomas bảo.

Đúng lúc đó màn mở và người ta trông thấy nữ bá tước Aurora đang đi đi lại lại trên sân khấu. Bà

vặn hai bàn tay vào nhau, vẻ rất đau khổ. Pippi theo dõi tất cả với sự chăm chú căng thẳng.

“Chắc bà ấy đang buồn,” nó bảo Thomas và Annika, “hoặc một cái ghim băng ghim đâu đó trong váy

áo bà ấy bị bung ra và đâm vào người bà ấy.”

Nhưng nữ bá tước Aurora đang buồn. Bà ngước mắt lên trần nhà, than vãn:

“Trên đời này liệu có ai bất hạnh đến độ như ta? Họ đã bắt những đứa con của ta đi, chồng ta thì biến

mất, còn ta đang bị vây quanh bởi những quân đểu cáng và bọn kẻ cướp luôn muốn giết ta!”

“Ôi, phải nghe điều này thật kinh khủng quá,” Pippi nói, mắt đỏ hoe.

“Ta ước gì được chết đi!” Nữ bá tước Aurora kêu lên.

Thế là Pippi ràn rụa nước mắt.

“Thưa bà quý mến, xin bà chớ nói như thế,” nó nức nở. “Mọi chuyện rồi sẽ lại tốt đẹp thôi mà. Các

con bà sẽ tự xoay xở được và nhất định bà sẽ kiếm được một người chồng mới. Trên đời thiếu gì đ-à-

àn ô-ô-ng,” nó nghẹn ngào trong nước mắt.

Nhưng ông giám đốc rạp hát, chính là cái ông ban nãy đứng trước rạp rao to quảng cáo vở diễn, đi

đến và bảo rằng nếu Pippi không chịu ngồi yên, nó sẽ phải ra khỏi rạp ngay tức khắc.

“Cháu sẽ cố ạ,” Pippi vừa nói vừa quệt mắt.

Vở kịch căng thẳng kinh khủng. Thomas ngồi dán mắt lên sân khấu, cậu liên tục vày vò chiếc mũ

trong tay vì quá hồi hộp. Annika thì ép chặt hai bàn tay trước bụng. Hai mắt Pippi đẫm lệ, không rời

nữ bá tước Aurora lấy một giây.

Tình cảnh của nữ bá tước Aurora mỗi lúc càng thêm tồi tệ. Bà cứ đi đi lại lại trong khu vườn của lâu

đài mà không hề linh cảm chuyện dữ sắp xảy ra. Bỗng ai đó kêu thét lên.

Đó là Pippi. Nó vừa phát hiện một gã đàn ông nấp sau một bụi cây, mặt mũi chẳng lấy gì làm tử tế.

Hẳn nữ bá tước Aurora cũng nghe thấy tiếng gì sột soạt, vì bà thảng thốt kêu lên:

“Có ai đang len lỏi trong bụi cây vậy?”

“Cháu có thể mách cho bà!” Pippi hăng hái nói. “Đó là một gã nham hiểm và ghê tởm, có bộ ria mép

màu đen. Bà hãy bỏ chạy mau lên, hãy trốn vào kho củi rồi khoá trái cửa lại!”

Giờ thì ông giám đốc rạp hát đi đến chỗ Pippi, bảo nó ngay lập tức biến ra khỏi rạp.

“Ra khỏi đây, bỏ mặc bà bá tước Aurora ở lại với tên đê tiện kia sao! Thế thì bác không biết tính

cháu rồi,” Pippi nói.

Trên sân khấu, vở diễn vẫn tiếp tục. Bất thình lình cái gã ghê tởm nọ nhô ra khỏi bụi cây, lao bổ vào

bà bá tước.

“Ha, giờ tận số của ngươi đã đến,” gã rít lên qua hai hàm răng.

“Để xem!” Pippi nói và nhảy phắt lên sân khấu. Nó tóm lấy tên đểu cáng, quăng xuống khán đài. Nó

vẫn còn đang khóc.

“Sao anh lại có thể làm như thế chứ!” Nó nghẹn ngào. “Vì cớ gì mà anh thù ghét bà bá tước nào?

Hãy nghĩ đến việc chồng con bà ấy đều đã bỏ đi hết cả! Bà ấy hoàn toàn cô-ô đơ-ơn!”

Đoạn nó đến bên bà bá tước đang bất tỉnh rũ người trên chiếc ghế vườn.

“Bà có thể đến Biệt thự Bát nháo ở với cháu, nếu bà muốn,” nó nói với giọng an ủi.

Pippi vừa khóc nức nở vừa lảo đảo rời khỏi rạp hát, theo sát nó là Thomas và Annika. Cả ông giám

đốc rạp hát cũng theo ra. Ông ta nắm chặt hai nắm đấm sau lưng Pippi. Nhưng khán giả trong rạp

đều vỗ tay và cho rằng vở diễn vừa rồi rất hay.

Pippi vui sướng khi đã ra khỏi rạp, nó hỉ mũi vào vạt váy và bảo:

“Thôi, bây giờ tụi mình phải kiếm trò gì vui vui đi. Ban nãy buồn chết lên được.”

“Bầy thú làm xiếc!” Thomas sực nhớ. “Tụi mình chưa đến chỗ bầy thú làm xiếc.”

Cả ba bèn đi tới đó. Nhưng trước đấy chúng còn ghé một tiệm bánh mì bơ, và Pippi mua cho mỗi

đứa sáu chiếc bánh mì kẹp thịt và ba chai nước chanh.

“Hễ vừa khóc xong là tớ lại đói kinh khủng!” Pippi nói.

Ở chỗ bầy thú có bao nhiêu thứ để xem: một con voi và hai con hổ trong một cái chuồng, rồi mấy

con sư tử biển đang chơi bóng, rồi một lũ khỉ, một con linh cẩu và hai con trăn. Pippi lập tức cùng

Ông Nilsson đến chỗ chuồng khỉ, để Ông Nilsson có thể chào những người bà con của mình. Một

con hắc tinh tinh già rầu rĩ đang ngồi đó.

“Nào, Ông Nilsson, hãy chúc nó một ngày tốt lành đi!” Pippi nói. “Tao nghĩ nó hẳn là chắt của người

dì của bà em họ của ông nội mày đấy!”

Ông Nilsson ngả chiếc mũ rơm và cố chào thật lịch sự. Nhưng con hắc tinh tinh chẳng thấy cần thiết

phải chào lại.

Hai con trăn cuộn mình trong một chiếc hòm lớn. Mỗi giờ chúng lại được cô nuôi dạy trăn tên là

Paula lôi ra đem trình diễn. Bọn trẻ gặp may, đến đúng lúc màn trình diễn mới sắp bắt đầu. Annika

rất sợ trăn, cứ bấu chặt lấy cánh tay Pippi. Cô Paula nhấc một con trăn – một quái vật vừa to vừa gớm

ghiếc – giơ lên cao và quấn nó vào cổ y như một chiếc khăn quàng.

“Con này có vẻ thuộc giống trăn-khăn-quàng-cổ,” Pippi thì thầm với Thomas và Annika. “Tớ muốn

xem con kia là giống gì.”

Nó liền đi đến bên chiếc hòm, nhấc con trăn thứ hai lên. Con này trông còn to và gớm ghiếc hơn con

trước. Pippi quấn nó lên cổ, đúng như cô Paula đã làm. Mọi người có mặt ở đấy rú lên vì kinh hãi.

Cô Paula quẳng vội con trăn vào hòm, lao bổ đến chỗ Pippi để cứu nó khỏi cái chết đã cầm chắc.

Tiếng rú hét khiến con trăn trên cổ Pippi hoảng sợ và tức giận, nó cũng không hiểu tại sao mình lại

nằm trên cổ một con bé tóc đỏ mà không phải trên cổ cô Paula mà nó hằng quen. Con trăn bèn quyết

định dạy cho cái con bé tóc đỏ này một bài học. Nó gồng mình với một sức mạnh đủ nghiền nát cả

một con bò mộng.

“Đừng thử giở cái trò cũ rích ấy ra với tao,” Pippi nói. “Tao từng gặp những con trăn còn to bằng

mấy mày, hãy tin tao đi! Mãi tít bên Ấn Độ cơ.”

Nó gỡ con trăn vất trả vào hòm. Thomas và Annika mặt cắt không còn hột máu.

“Đó cũng chỉ là một con trăn-khăn-quàng-cổ, tớ đã đoán ngay mà,” Pippi nói, tay buộc lại một bên

nịt tất bị tuột ra.

Cô Paula mắng té tát một hồi bằng một thứ tiếng nước ngoài nào đó. Đám khán giả thì thở phào.

Nhưng họ đã thở phào quá sớm, bởi hôm nay đúng là một ngày có lắm sự cố.

Sau này không ai biết sự việc đã bắt đầu như thế nào. Những con hổ vừa được cho ăn những tảng thịt

tươi to tướng. Còn người coi thú sau đó khẳng định rằng bác ta đã chốt cửa chuồng rất cẩn thận. Thế

mà lát sau bỗng nghe có tiếng la thất thanh.

“Một con hổ sổng chuồng!”

Đúng thế thật. Bên ngoài song sắt, con thú dữ lông vàng vằn đen nằm ở tư thế thu mình sẵn sàng

chồm lên. Mọi người bỏ chạy tứ phía. Riêng một bé gái đứng nép vào một góc rất gần chuồng hổ.

“Cháu hãy đứng thật yên vào!” Người ta chỉ biết vặn hai tay vào nhau mà than.

“Hãy gọi cảnh sát,” ai đó đề nghị.

“Hãy báo động cho lính cứu hoả,” người khác lại bảo.

“Hãy gọi Pippi Tất dài!” Pippi dõng dạc nói và bước lên trước. Đến cách con hổ vài mét, nó ngồi

xổm xuống và bắt đầu dỗ dành:

 

“Miu, miu, miu!”

Con hổ phát ra tiếng gầm gừ dễ sợ, nhe hàm răng nhọn sắc đến ghê hồn. Pippi dứ dứ ngón tay trỏ đe

nẹt:

“Mày mà cắn tao, tao sẽ cắn lại mày cho mà xem. Cứ tin như vậy đi.”

Thế là con hổ chồm lên, nhảy xổ vào Pippi.

“Này, làm trò gì vậy hả? Mày không biết đùa hay sao?” Pippi vừa nói vừa gạt phăng con hổ ra.

Với một tiếng gầm khủng khiếp mà ai nghe thấy cũng phải sởn da gà, con hổ lần nữa chồm tới vồ

Pippi. Có thể thấy rõ là nó toan cắn đứt cuống họng con bé.

“Đành chiều mày vậy,” Pippi nói. “Nhưng hãy nhớ mày chính là đứa gây sự đấy nhé!”

Đoạn Pippi đưa một tay bóp cứng hàm con hổ, rồi âu yếm bế nó trở lại chuồng, miệng ngân nga:

“Bạn có nom thấy mèo xinh của tôi, mèo xinh của tôi, mèo xinh của tôi?”

Mọi người lại thở phào, còn cô bé ban nãy sợ quá nép vào trong góc thì chạy ra với mẹ và nói rằng

nó không bao giờ muốn đi xem bầy thú làm xiếc nữa.

Con hổ đã xé rách phần dưới váy của Pippi. Pippi săm soi những mảnh vải tơi tả và hỏi:

“Có ai có kéo không ạ?”

Cô Paula có một cái kéo, cô cũng đã hết giận Pippi.

“Kéo của em đây, cô bé can đảm,” cô nói.

Pippi bèn cắt xoẹt gấu váy cộc tớn lên đến trên đầu gối.

“Được rồi,” Pippi hài lòng nói. “Bây giờ trông tớ còn bảnh hơn khi nãy. Trên cổ dưới gấu đều cắt xẻ

cả, còn lâu mới lại có cái váy nào mốt đến thế nhé!”

Nó cất bước, yểu điệu đến nỗi mỗi bước đi hai đầu gối lại va vào nhau.

“Mê hồn!” Nó tự xuýt xoa.

Hẳn mọi người nghĩ rằng rốt cuộc từ bây giờ hội chợ sẽ yên bình trở lại. Nhưng đã là hội chợ thì làm

sao mà thật sự yên bình được. Và thực tế cho thấy, lại một lần nữa mọi người đã thở phào quá sớm.

Trong thị trấn nhỏ bé có một gã lang thang có sức phi thường. Tất cả trẻ con đều sợ gã. Mà chẳng

riêng gì trẻ con, ai cũng sợ gã hết. Ngay đến cảnh sát còn muốn tránh mặt một khi gã lang thang

Laban nổi xung nữa là. Không phải lúc nào gã cũng độc ác. Chỉ những lúc bia vào, gã mới sinh sự.

Mà gã thì vừa nốc đẫy bia ở hội chợ. Gã ngất ngưởng đi dọc phố chính, miệng gầm thét, hai cánh tay

khỉ đột vung nắm đấm ra xung quanh.

“Xéo ngay, tránh đường cho Laban đi, lũ chấy rận!”

Mọi người sợ hãi dạt sang hai bên, nép vào các bức tường nhà. Nhiều đứa trẻ hoảng quá oà khóc.

Chẳng thấy cảnh sát đâu. Laban thủng thẳng nhằm hướng Sở Thuế. Trông gã thật gớm ghiếc với mái

tóc đen dài thượt xoã trước trán, cái mũi cam sành đỏ tía và một chiếc răng vàng khè chìa ra khỏi

mồm. Những người tụ tập gần đấy cho rằng trông gã còn kinh khủng hơn cả con hổ.

               Tại một quầy hàng nhỏ, một ông già nhỏ bé đứng bán xúc xích. Laban đi đến đó, đấm tay xuống bàn,

thét lên:

“Cho một xúc xích đây! Nhanh lên!”

“Hai lăm xu một chiếc ạ,” ông già rụt rè nói.

“Lại còn đòi trả tiền xúc xích nữa hả?” Laban hùng hổ. “Được bán xúc xích cho người sang như ta là

phúc lớn cho nhà lão rồi! Đồ không biết ngượng. Thêm một xúc xích nữa đây!”

Ông già bèn đáp rằng gã hãy trả tiền chiếc xúc xích mà gã đã cầm đi đã. Thế là Laban cứ thế véo hai

tai ông lão mà lắc.

“Đưa xúc xích ra đây! Ngay tức khắc!”

Ông già không dám từ chối gã lần nữa.

Những người đứng quanh đấy làu bàu ra vẻ bất bình. Thậm chí một người còn bạo gan lên tiếng:

“Thật nhục nhã khi ức hiếp một ông già đáng thương như vậy.”

Thế là Laban quay phắt ngay lại, nhìn mọi người bằng cặp mắt vằn những tia máu:

“Đứa nào vừa ho he gì hả?”

Nhưng mọi người đều phát hoảng, toan bỏ đi.

“Đứng lại!” Laban gầm lên. “Đứa nào nhúc nhích, tao đập vỡ sọ. Đứng lại, tao bảo! Vì bây giờ

Laban này sẽ trình diễn một tiết mục nho nhỏ.”

Đoạn gã bốc một vốc xúc xích và bắt đầu chơi trò tung hứng. Gã tung những chiếc xúc xích lên cao,

rồi hứng một phần bằng mồm, một phần bằng tay, nhưng phần lớn bị rơi xuống đất. Ông già bán xúc

xích chực khóc.

Đúng lúc đó một hình hài bé nhỏ bước ra khỏi đám đông.

Pippi dừng lại ngay trước mặt Laban.

“Cậu bé con nhà ai thế này?” Nó nhẹ nhàng hỏi. “Mẹ cậu sẽ nói sao nếu cậu cứ nghịch ngợm, ném

thức ăn lung tung như thế?”

Laban gầm lên một tiếng khủng khiếp, rồi thét:

“Chẳng phải tao vừa nói là tất cả đứng yên hay sao?”

“Bao giờ anh cũng mở loa to cỡ tận bên nước ngoài cũng nghe được như vậy sao?” Pippi hỏi.

Laban dứ nắm đấm hăm dọa, miệng thét:

“Nhãi ranh! Im mồm! Hay mày muốn tao phải nghiền mày ra bã thì bảo?”

Pippi đứng đó, hai tay chống nạnh, nhìn gã lang thang đầy thích thú.

“Anh vừa biểu diễn với những cái xúc xích như thế nào ấy nhỉ?” Nó hỏi. “Như thế này phải không?”

Nó ném luôn Laban lên cao và chơi trò tung hứng với gã một hồi. Mọi người hò reo cổ vũ. Ông già

bán xúc xích cứ vỗ hai bàn tay nhỏ bé nhăn nheo vào nhau mà cười.

Khi Pippi ngừng tay, gã Laban sợ hãi ngồi bệt dưới đất mà ngó quanh trong bộ dạng vô cùng bối rối.

“Tớ nghĩ đã đến lúc tay vô lại về nhà được rồi,” Pippi nói.

Laban không phản đối.

“Nhưng trước đó phải trả tiền cho bao nhiêu là xúc xích nữa,” Pippi thủng thẳng.

Thế là Laban đứng dậy, ngoan ngoãn trả tiền mười tám cái xúc xích, rồi lẳng lặng bỏ đi. Kể từ ngày

đó, gã thay đổi hẳn tâm tính.

“Pippi muôn năm!” Mọi người tung hô.

“Hoan hô Pippi!” Thomas và Annika đồng thanh.

“Chừng nào chúng ta còn có Pippi Tất dài, thì khỏi cần cảnh sát trong thị trấn này,” một người nói.

“Đúng thế!” Người khác phụ hoạ. “Pippi thừa sức trị cả bầy hổ lẫn bọn lưu manh.”

“Cố nhiên chúng ta vẫn cần cảnh sát,” Pippi bảo. “Nếu không có cảnh sát, thử hỏi ai sẽ là người trông

nom khi tất cả xe đạp trong thị trấn này đều dựng trái nơi quy định đây?”

“Ôi Pippi, cậu mới tuyệt vời làm sao chứ!” Annika nắc nỏm trên đường về nhà.

“Ồ phải, mê hồn!” Pippi gật gù. Đoạn nó nhón tay nâng gấu váy chỉ còn ngắn đến nửa bắp đùi lên.

“Đơn giản là mê hồn!”